G7 nhất trí đẩy nhanh tiến trình việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

G7 nhất trí đẩy nhanh tiến trình việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết, G7 đã đồng ý đẩy nhanh việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch nhưng không đạt được thỏa thuận về thời hạn loại bỏ than.

Phát biểu bên lề cuộc họp trong tuần này của các Bộ trưởng năng lượng và môi trường G7 tại thành phố Sapporo (Nhật Bản), Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết, các bộ trưởng đang đàm phán về một thông cáo chung phác thảo sự hỗ trợ từ các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

“Lần đầu tiên, G7 nói rằng chúng ta phải đẩy nhanh việc loại bỏ dần tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch không suy giảm. G7 cũng nói rằng không nên có thêm các nhà máy nhiệt điện than mới”, ông cho biết.

G7 đã tự bổ nhiệm là những người lãnh đạo trong sứ mệnh toàn cầu để khử cacbon và thông cáo này phát đi một tín hiệu chính trị quan trọng tạo ra tiếng vang cho các cuộc đối thoại về năng lượng và khí hậu trong thời gian còn lại của năm nay. Tuy nhiên, việc không thống nhất được thời hạn loại bỏ than đá có thể làm suy yếu quyết tâm trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng của Liên Hợp Quốc tại Dubai vào cuối năm nay - COP28 - mà gần 200 quốc gia sẽ bị thúc ép loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết cho biết, G7 cũng kêu gọi tăng tốc lắp đặt năng lượng tái tạo. Tờ Nikkei đưa tin hôm thứ Bảy (15/4) rằng, một kế hoạch đang được thực hiện nhằm mục đích tăng gấp 3 công suất năng lượng mặt trời và tăng gấp 7 lần năng lượng gió ngoài khơi so với mức năm 2021 của các quốc gia G7 vào cuối thập kỷ này.

Năm ngoái, G7 đã cam kết “chấm dứt hỗ trợ công trực tiếp mới cho lĩnh vực năng lượng nhiên liệu hóa thạch không suy giảm trên toàn cầu vào cuối năm 2022, ngoại trừ trong một số trường hợp hạn chế được xác định rõ ràng bởi mỗi quốc gia phù hợp với giới hạn nóng lên 1,5 độ C”.

Nhưng, điều đó đã không ngăn cản một số thành viên tiếp tục tài trợ cho thế hệ nhiên liệu hóa thạch mới.

Đầu năm nay, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Bảo hiểm Đầu tư và Xuất khẩu Nippon của Nhật Bản (NEXI) đã cam kết chi 655 triệu USD cho một nhà máy điện khí đốt tự nhiên mới có công suất 1.580 megawatt ở Uzbekistan. Ngoài ra, những hỗ trợ tài chính công ở Đức và Ý cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.

Trong các dự thảo trước đó, Nhật Bản đã kêu gọi hỗ trợ đầu tư thượng nguồn vào LNG và khí đốt tự nhiên. Bộ trưởng năng lượng Pháp nói rằng, một thỏa hiệp đã đạt được “có nghĩa là chúng tôi không thể đầu tư vào việc thăm dò công suất khí đốt mới”.

Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết các nước G7 vẫn đang đàm phán về các cách để giảm lượng khí thải xe cộ.

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin hôm thứ Sáu (14/4) rằng, việc bảo đảm các kim loại quan trọng để xây dựng các công nghệ xanh cũng đang được thảo luận và các thành viên G7 đang thực hiện kế hoạch phân bổ hơn 1.000 tỷ yên (7,5 tỷ USD) cho việc phát triển chuỗi cung ứng để đảm bảo cung cấp các loại khoáng sản như liti và niken. Đề xuất này có thể giúp vượt qua các hạn chế xuất khẩu đối với nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất pin và xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch của các quốc gia bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Ủy viên Năng lượng Liên minh Châu Âu Kadri Simson cho biết: “Tất cả chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp năng lượng duy nhất và thiếu đa dạng hóa dẫn đến rủi ro cao đối với an ninh năng lượng và quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của chúng ta. Điều này áp dụng cho các loại nhiên liệu thông thường, như khí đốt hoặc dầu mỏ, nhưng cũng áp dụng cho các công nghệ sạch trong tương lai, liên quan đến các vật liệu quan trọng cần thiết”.

Tin bài liên quan