Giới đầu tư Phố Wall đã phấn kích trở lại - Ảnh: Reuters

Giới đầu tư Phố Wall đã phấn kích trở lại - Ảnh: Reuters

“Gấu” Nga hết gầm, chứng khoán lên đỉnh, vàng rớt thảm

(ĐTCK) Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraine trong cuộc họp báo ngày 4/3, chứng khoán toàn cầu đã bùng nổ, trong khi giá vàng rớt thảm.
Thị trường tài chính, chứng khoán thế giới trong mấy ngày gần đầy bị tác động mạnh với tình hình của Ukraine. Mọi thông tin về kinh tế, kết quả kinh doanh đều bị tạm khác qua một bên, bởi không có thông tin nào đủ lớn để lấn át mối quan tâm của nhà đầu tư về tình hình ở quốc gia Đông Âu này.

Thông tin từ Ukraine, Crưm, động thái của Nga và phản ứng của Mỹ và phương Tây đang là mối bận tâm lớn nhất của giới đầu tư toàn cầu trong bối cảnh hiện nay. Chỉ cần một động tĩnh nhỏ liên quan đến Ukraine đều ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu.

Trước đó, trong phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm mạnh khi nhà đầu tư vội vã bán ra để chuyển qua vàng, USD trước tình hình căng như dây đàn ở bán đảo Crưm của Ukraine khi có thông tin Nga đã đưa 16.000 quân vào bán đảo này, đồng thời ra “tối hậu thư” cho quân đội Ukraine đang đóng quân ở Crưm phải hạ súng.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, tình hình tại Ukraine đã bị thổi phồng và các thông tin đưa ra mang tính đồn đoán là chủ yếu, tình hình Ukraine không nến nỗi quá quy hiểm để có thể dẫn tới chiến tranh.

Nhận định này có vẻ chính xác khi ngày 4/3, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin cho biết, ông Putin đã lệnh cho các đơn vị quân đội rút về căn cứ sau khi kết thúc cuộc tập trận bắn đạt thật ở gần biên giới với Ukraine. Ngay sau đó, trong cuộc họp báo ngày 4/3, Tổng thống Nga cũng cho biết, không có ý định căn thiệp quân sự vào Ukraine và phủ nhận quân đội Nga đang hoạt động ở Crưm và ông Putin cho biết, những binh lính mặc quân phục và chiếm đóng các căn cứ ở Crưm trong những tuần vừa qua là quân tự vệ địa phương.

Thêm một động thái cho thấy tình hình ở Ukraine đã hạ nhiệt khi Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết, Chính phủ lâm thời Ukraine và Nga đã bắt đầu các cuộc liên lạc cấp cao để bàn bạc về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Ngay sau khi tình hình Ukraine hạ nhiệt, các nhà đầu tư đã lũ lượt trở lại với thị trường chứng khoán, giúp Phố Wall bay cao trong phiên 4/3, lấy lại tất cả vốn và lãi đã “cho vay” trong phiên đầu tuần, thậm chí, S&P500 còn thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.

Kết thúc phiên 4/3, chỉ số Dow Jones tăng 227,85 điểm (+1,41%), lên 16.395,88 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 28,18 điểm (+1,53%), lên 1.873,91 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 74,67 điểm (+1,75%), lên 4.351,97 điểm.

Chứng khoán châu Âu dĩ nhiên cũng không thể bỏ qua cơ hội ngàn vàng này để đòi lại những gì đã mất trong phiên đầu tuần.

Kết thúc phiên 4/3, chỉ số FTSE tại Anh tăng 115,42 điểm (+1,72%), lên 6.823,77 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 230,26 điểm (+2,46%), lên 9.589,15 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 105,03 điểm (+2,45%), lên 4.395,90 điểm.

Dù giảm điểm đầu phiên, nhưng chứng khoán châu Á đã nhanh chóng quay đầu tăng điểm sau đó khi căng thẳng Nga – Ukraine hạ nhiệt. Tuy nhiên, chứng khoán Trung Quốc lại luôn đi ngược với chứng khoán khu vực trong những phiên gân đây. Khi các thị trường khác trong khu vực giảm điểm với lo lắng về tình hình Ukraine, thì chứng khoán Trung Quốc lại tăng điểm, thậm chí tăng mạnh, bất chấp tình hình kinh tế không khả quan, nay khi các thị trường khu vực hồi phục cùng nhịp của chứng khoán toàn cầu, thì chứng khoán Trung Quốc lại đảo chiều giảm điểm.

Kết thúc phiên 4/3, chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Nhật Bản tăng 69,25 điểm (+0,47%), lên 14.721,48 điểm. Chỉ số HangSeng tại Hồng Kông tăng 156,96 điểm (+0,7%), lên 22.657,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 3,76 điểm (-0,18%), xuống 2.071,47 điểm.

Trên thị trường vàng, dĩ nhiên, khi tình hình căng thẳng tại Ukraine được tháo gỡ, giá kim loại quý này đã nhanh chóng bị bán ra, bởi vai trò trú ẩn an toàn của nó đã mất đi. Tuy nhiên, giá vàng vẫn không đánh mất hết những gì đã đạt được trong phiên đầu tuần và vẫn duy trì được trên mốc 1.330 USD/ounce. Kết thúc phiên 4/3, giá vàng giao ngay trên thị trường New York giảm 15,9 USD (-1,18%), xuống 1.334,40 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 giảm 12,4 USD (-0,92%), xuống 1.337,9 USD/ounce.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine được tháo ngòi nổ cũng khiến giá dầu giảm nhiệt nhanh chóng. Sau khi tăng mạnh hơn 2% trong phiên đầu tuần, giá nhiên liệu này đã giảm mạnh trở lại trong phiên 4/3. Kết thúc phiên 4/3, giá dầu thô Mỹ giảm 1,59 USD (-1,54%), xuống 103,33 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,90 (-1,74%), xuống 109,30 USD/thùng.

Tin bài liên quan