Giá vàng hôm nay ngày 14/5: Vàng tiếp tục bị bán tháo

Giá vàng hôm nay ngày 14/5: Vàng tiếp tục bị bán tháo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Vàng thế giới đã chứng kiến đợt bán tháo tồi tệ nhất trong gần 1 năm qua và giảm tới gần 4% trong tuần vừa qua, về gần mốc 1.800 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng trong nước cũng duy trì đà giảm mạnh.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi giảm 900.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 14/5 tại Hà Nội tiếp tục giảm 250.000 đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 68,55 – 69,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 68,55 – 69,55 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 180.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 54,39 – 55,09 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giảm 9,3 USD/ounce xuống 1.812,2 USD/ounce.

Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York giảm 16,4 USD xuống 1.808,2 USD/ounce

Vàng rơi vào tình trạng khó khăn khi giá đã giảm gần 4% trong tuần này, đây là đợt bán tháo tồi tệ nhất trong gần một năm qua. Sau 4 tuần giảm liên tiếp, kim loại quý này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng.

Vàng đã bị ảnh hưởng bởi áp lực bán kỹ thuật sau khi giảm xuống dưới mức 1.830 USD/ounce vào thứ Năm, đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ. Các kim loại quý này cũng chịu tác động của đồng đô la Mỹ cao hơn và kỳ vọng về một Cục Dự trữ Liên bang tích cực sau dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến. Và theo các nhà phân tích, mức giá khoảng 1.800 USD/ounce có thể khiến vàng có nguy cơ bị bán tháo lớn hơn.

Thị trường vàng phải đối mặt với hai sóng gió đáng kể: đồng đô la Mỹ tăng và lợi suất trái phiếu. Lợi suất trái phiếu thực đã chuyển sang mức tích cực và đang ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Đây là một môi trường tồi tệ đối với một tài sản không sinh lợi như vàng. Thị trường trái phiếu Mỹ cạnh tranh với vàng như một tài sản trú ẩn an toàn trong điều kiện gia tăng bất ổn.

Đồng thời, lập trường chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang cũng hỗ trợ đà tăng giá của đồng đô la Mỹ. Chỉ số đô la Mỹ đang giao dịch ở mức cao nhất trong 20 năm trên 104 điểm.

Với mức giá khoảng 1.812,2 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 51,32 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 18,25 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 104,77 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong phiên cuối tuần được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.163 đồng/USD. Với biên độ +/-3% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.468 - 23.859 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 22.550 – 23.250 đồng/USD.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 22.875 – 23.315 đồng/USD.

Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.940 đồng/USD và bán ra là 24.000 đồng/USD.

Tin bài liên quan