Giao dịch chứng khoán phiên sáng 24/3: HQC hạ nhiệt, VN-Index có điểm tựa mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường tiếp tục giằng co nhẹ quanh tham chiếu khi các mã lớn có sự phân hóa. Trong các mã thị trường, HQC tiếp tục là tâm điểm chú ý, nhưng lực bán gia tăng mạnh khiến mã này hạ nhiệt sau phiên tăng trần hôm qua.
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 24/3: HQC hạ nhiệt, VN-Index có điểm tựa mới

Trong phiên sáng qua, sau ít phút giằng co, dòng tiền tích cực hơn đã giúp sắc xanh chiếm ưu thế, kéo VN-Index tăng mạnh và vượt qua 1.510 điểm.

Dù vậy, ngay khi bước vào phiên chiều, áp lực chốt lời đã gia tăng ở nhiều nhóm ngành, nhất là nhiều mã lớn trong nhóm VN30 khiến VN-Index giảm theo chiều gần như thẳng đứng và đóng cửa dưới tham chiếu.

Tuy nhiên, điểm tích cực là dòng tiền vẫn hoạt động khá tích cực khi thanh khoản chỉ giảm nhẹ so với phiên trước đó và trên mức trung bình 7 phiên.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 24/3, áp lực bán tiếp tục diễn ra ngay từ sớm khiến độ rộng thị trường nghiêng hẳn về số mã giảm, trong khi nhóm bluechip cũng chịu áp lực với gần 20 mã giảm trong rổ VN30.

Dù vậy, điểm tích cực vẫn ở dòng tiền, khi chảy mạnh vào một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng vừa và nhỏ khiến thanh khoản nhóm này tăng mạnh, cùng cổ phiếu lớn GAS hỗ trợ đã giúp VN-Index không quá tiêu cực mà chỉ giằng co quanh tham chiếu với biên độ hẹp.

Cổ phiếu thu hút sự chú ý nhất vẫn là HQC, khi tăng nhanh lên mức giá trần từ khá sớm và dù có hạ nhiệt nhanh sau đó về còn hơn 3%, nhưng giao dịch vẫn đang sôi động nhất HOSE với hơn 30 triệu đơn vị khớp lệnh sau hơn 1 giờ giao dịch, bỏ xa phần còn lại trên thị trường.

Như đã đề cập, các cổ phiếu bất động sản, xây dựng ngoài HQC thì dòng tiền cũng chảy mạnh vào DXG, DLG, FLC, GEX, HBC, ASM, LDG, SCR, LCG, khi nhóm này cũng đã có khối lượng khớp lệnh thuộc top cao nhất sàn và đa số đều tăng khá. Bên cạnh đó, QCG, NVT, PTC, UDC cũng đã đua lên mức giá trần từ khá sớm, dù thanh khoản thấp hơn.

Lực bán mạnh sau đó đẩy VN-Index xuống ngưỡng 1.495 điểm, nhưng nhanh chóng trở lại ngưỡng 1.500 điểm. Đây hiện đang trở thành điểm tựa tâm lý mới cho thị trường.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 182 mã tăng và 256 mã giảm, VN-Index giảm 1,19 điểm (-0,08%), xuống 1501,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 470,6 triệu đơn vị, giá trị 14.123 tỷ đồng, giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 20,6 triệu đơn vị, giá trị 697,7 tỷ đồng.

Phiên này, cặp đôi VIC-VHM gây áp lực lớn nhất đến chỉ số với tổng cộng gần 2 điểm tiêu cực, dù vậy, mức giảm của cả hai cũng chỉ ở mức thấp.

Theo đó, VHM -1,4% xuống 76.100 đông và là cổ phiếu giảm mạnh nhất rổ VN30, còn VIC -0,9% xuống 80.700 đồng.

Sắc đỏ bao phủ phần lớn các cổ phiếu còn lại trong rổ VN30, nhưng mức giảm không đáng kể, như ở các mã ngân hàng VCB, CTG, VPB, TPB, TCB chỉ mất 0,2% đến 0,4%, BID -0,6%, STB -0,6%, ACB -0,8%, các mã HPG -0,2%, MWG -0,4%, NVL -0,6%, VGR -0,8%...

Trái lại, GAS là cổ phiếu tăng tốt nhất, nhưng cũng chỉ +1,4% lên 113.900 đồng, PDR +1,3% lên 91.500 đồng, BVH +1%, MSN +0,7%, PLX +0,4%...

Dòng tiền tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, với HQC là cổ phiếu tiếp tục là tâm điểm, với hơn 38,1 triệu đơn vị khớp lệnh, cao nhất thị trường, giá cổ phiếu có thời điểm chạm sắc tím, trước khi kết phiên +4,1% lên 10.100 đồng.

Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng khác như UDC, QCG, NVT, PTC, OGC tăng kịch trần.

Tăng khá còn có HTN +3,4% lên 57.100 đồng, DRH +3,9% lên 21.300 đồng, FCN +5% lên 28.350 đồng, VGC +6,6% lên 57.800 đồng.

Các mã khác như DXG +3,1% lên 46.700 đồng, DLG +2,6% lên 8.310 đồng, HBC +3,1% lên 29.550 đồng, BCG +2,5% lên 27.150 đồng, LCG +2,4% lên 21.700 đồng, PC1 +2,9% lên 46.000 đồng. Các cổ phiếu HHV, DIG, VCG, SCR, ASM, CII, ROS cũng kết phiên trong sắc xanh.

Thanh khoản nhóm này thuộc top cao nhất sàn, khớp từ 2 triệu đến hơn 14,2 triệu đơn vị.

Ở những nơi khác, hai cổ phiếu họ An Phát là AAA và APH tăng tốc, với AAA +5,5% lên 19.100 đồng, khớp 13,88 triệu đơn vị và APH tăng kịch trần +6,9% lên 28.750 đồng, khớp 13,2 triệu đơn vị.

Cặp đôi khác là HAG-HNG cũng tăng khá, với HAG +3,4% lên 13.600 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau HQC trên sàn, với 18,4 triệu đơn vị, HNG +2% lên 10.250 đồng, khớp 5,56 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, FLC, ITA, TSC, NLG, TCH, KBC, IDI, HAI, KHG, APG về dưới tham chiếu, dù gần như chỉ giảm dưới 1%, trong đó, FLC khớp lệnh cao nhất với gần 18 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index mất điểm từ sớm và dần đi xuống các mức thấp hơn trong phiên, trước khi có nhịp nảy nhẹ thu hẹp đà giảm ở cuối phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 94 mã tăng và 124 mã giảm, HNX-Index giảm 1,54 điểm (-0,33%), xuống 460,56 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 73,68 triệu đơn vị, giá trị 2.321,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,32 triệu đơn vị, giá trị 53,8 tỷ đồng.

Giao dịch đáng chú ý nhất tại HUT, khi khối lượng khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 6,68 triệu đơn vị, giá cổ phiếu có thời điểm chạm giá sàn, trước khi kết phiên -7,1% xuống 41.700 đồng.

Ở các cổ phiếu khác, PVS, CEO, SHS, IDC, TNG, BCC, LIG, PVC, MBG, HOM tăng điểm, khối lượng khớp lệnh từ gần 1 triệu đến 6,33 triệu đơn vị, trong đó, một số tăng khá như PVC +4,9% lên 30.200 đồng, HOM +3% lên 10.300 đồng, LIG +3,8% lên 16.300 đồng, BCC +4,2% lên 24.900 đồng.

Đáng kể khác là BTS, khi tăng kịch trần +9,6% lên 17.100 đồng, khớp hơn 755.000 đơn vị.

Các cổ phiếu TVC, ART, BII, DL1, IDJ, APS, AMV, PVL, VKC, DST giảm, dù phần lớn cũng chỉ giảm nhẹ, khớp từ 0,58 triệu đến 2,7 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index giằng co quanh tham chiếu trong suốt cả phiên giao dịch trong biên độ hẹp.

Bảng điện tử phân hóa khá mạnh, với BSR, C4G, VGT, BOT, G36, OIL, MSR, CLX kết phiên tăng, dù đa số tăng nhẹ, trừ BOT khi vọt 12,2% lên 17.500 đồng, cùng với đó là PXL khi từ giá sàn dã tăng kịch trần +14,6% lên 18.100 đồng.

Còn LMH, SBS, DDV, NED, TCI, BVB, ABB giảm điểm, cùng VHG, PAS, CDO, KHB đứng tham chiếu.

Trong đó, VHG phiên này thanh khoản cao nhất UpCoM với hơn 3,33 triệu đơn vị khớp lệnh.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,05%), xuống 116,52 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 37,1 triệu đơn vị, giá trị 786,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,55 triệu đơn vị, giá trị 102,3 tỷ đồng.

Tin bài liên quan