• đặt mua báo in
  • Báo đầu tư
  • VIETNAM INVESTMENT REVIEW
  • Chứng khoán
    • Trái phiếu
    • Quốc tế
    • Nhận định
    • Phái sinh
    • Bên lề
  • Thời sự
    • Chính trị
    • Đầu tư
    • Nhân sự
  • 360° Doanh nghiệp
  • Bất động sản
    • Pháp luật
    • Cung - Cầu
    • Quy hoạch
    • Vật liệu
    • Trải nghiệm sống
  • Quốc tế
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
    • Tư vấn tài chính
    • Dịch vụ tài chính
    • Vàng - Ngoại tệ
    • Bảo hiểm xã hội
  • thêm
    • Thương trường
    • Cuộc sống
    • Số hóa
    • Pháp luật
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Bảo hiểm
  • Tư vấn tài chính
  • Dịch vụ tài chính
  • Vàng - Ngoại tệ
  • Bảo hiểm xã hội
Infina: Dấu hỏi pháp lý và trách nhiệm

Infina: Dấu hỏi pháp lý và trách nhiệm

Tác giả Lam Phong

16/09/2022 12:35
Tweet
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(ĐTCK) Những quảng cáo của “nền tảng đầu tư và tích lũy” Infina đang khiến không ít nhà đầu tư hiểu sai về bản chất hoạt động của doanh nghiệp. Chưa kể, cơ sở pháp lý cho hoạt động của Infina chưa rõ ràng.

Vốn 1 tỷ đồng, đăng ký kinh doanh lĩnh vực vốn pháp định tối thiểu 30 tỷ đồng?

Infina tự giới thiệu mình là “nền tảng đầu tư và tích lũy được sở hữu bởi Công ty RealStake (RealStake Pte.Ltd) được thành lập vào năm 2018 tại Singapore và có chi nhánh tại Việt Nam với sứ mệnh kết nối các nhà đầu tư có số vốn tầm trung được tiếp cận trực tiếp các sản phẩm tài chính chính thống ưu việt trên thị trường”.

Website của Infina cũng cho biết, đây là ứng dụng được đồng sở hữu và khai thác bởi Công ty cổ phần Real Stake Việt Nam và Công ty cổ phần Real Stake Fintech. Tra cứu dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo mã số doanh nghiệp Infina đã cung cấp trên website) thì được biết, cả hai công ty này đều đăng ký trụ sở tại tòa tháp Robot Tower, 308 - 308C Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.HCM.

Trong đó, Real Stake Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Còn Real Stake Fintech có ngành nghề kinh doanh chính là “hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu”, mã ngành nghề 6619.

Đáng chú ý, đây là mã ngành kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh và/hoặc điều kiện về vốn pháp định tương ứng. Cụ thể, vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu) của công ty tài chính là 500 tỷ đồng; của công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng và của công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng là 30 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 23/10/2020 và thay đổi lần thứ 2 ngày 22/4/2022, Real Stake Fintech chỉ có vốn điều lệ… 1 tỷ đồng.

Nếu tính cả Công ty cổ phần Real Stake Việt Nam với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, tổng vốn điều lệ cũng chỉ đạt 21 tỷ đồng, vẫn thấp hơn nhiều so với mức vốn pháp định thấp nhất là 30 tỷ đồng trong mã ngành nghề mà Công ty đăng ký kinh doanh?!

Trách nhiệm pháp lý không rõ ràng

Trong điều khoản sử dụng, Infina công bố: “Trách nhiệm pháp lý của Công ty trong bất kỳ hoàn cảnh nào sẽ không bao gồm các khoản thiệt hại kinh tế như mất dữ liệu hoặc mất lợi nhuận”.

Thông qua Infina, Real Stake Fintech cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức đầu tư sinh lời, bao gồm chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, tích lũy và mua chung bất động sản. Trong đó, Infina chỉ là môi giới trung gian sử dụng tiền của nhà đầu tư để phân bổ vào các tài sản tài chính được Infina giới thiệu.

Cụ thể, đối với sản phẩm tích lũy, tiền của khách hàng khi gửi vào ứng dụng Infina sẽ được lưu trữ tại Công ty Quản lý Quỹ ACB; còn chứng chỉ tiền gửi lại được phát hành bởi Công ty Tài chính Viet Credit. Đối với sản phẩm chứng chỉ quỹ, Infina giới thiệu là đối tác kinh doanh của các công ty quản lý quỹ như Vina Capital, Dragon Capital, SSI, Mirea Asset, VNDIRECT…

Như vậy, chỉ có sản phẩm mua chung bất động sản là do Infina cung cấp. Cụ thể, Infina lựa chọn sản phẩm bất động sản, chia thành các phần. Mỗi khách hàng có thể sở hữu một hoặc nhiều phần của một bất động sản.

Ví dụ, Infina mua một căn hộ Rivana A1.21.06, giá bán từ chủ đầu tư Đạt Phước là hơn 1,8 tỷ đồng. Căn hộ này được “chia” thành 97 phần và bán cho khách hàng. Hay Infina mua một căn hộ Lovera Premier – R18 với giá bán từ chủ đầu tư là 7,46 tỷ đồng, chia thành 300 phần để bán cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sau đó bán lại cho người khác ngay trên ứng dụng Infina, hoặc khi bất động sản đó được bán đi, Infina sẽ chia phần trăm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Đáng chú ý, theo thông tin Infina công bố, đến thời điểm dự án mở bán chính thức, nếu số phần khách tham gia đầu tư chưa đạt hết số phần mà Infina đã mở đầu tư thì Infina sẽ cùng tham gia với khách hàng và cùng sở hữu các phần còn lại.

Infina sẽ là đơn vị đứng tên sở hữu tài sản, còn nhà đầu tư chỉ sở hữu “tài sản ảo” là số cổ phần trên ứng dụng. Trong khi đó, hợp đồng ký kết giữa Infina và nhà đầu tư là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong điều khoản sử dụng, Infina công bố: “Trách nhiệm pháp lý của Công ty trong bất kỳ hoàn cảnh nào sẽ không bao gồm các khoản thiệt hại kinh tế như mất dữ liệu hoặc mất lợi nhuận”.

Rủi ro đối với loại hình “hợp tác kinh doanh” đã được đề cập đến nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nhận thức được bản chất loại hình đầu tư này một cách rõ ràng. Việc Infina lựa chọn dự án đầu tư như thế nào, xét duyệt khoản đầu tư ra sao, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả từ bán bất động sản hay không, thuật toán phân bổ vốn như thế nào, nguyên tắc quản trị rủi ro ra sao… đều là những câu hỏi chưa được giải đáp cụ thể.

Như vậy, với các sản phẩm như tích luỹ, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, Infina là đơn vị cung cấp ứng dụng và công nghệ kết nối giữa bên bán - bên mua, bên cần huy động vốn - nhà đầu tư. Còn với sản phẩm mua chung bất động sản, Infina chính là doanh nghiệp huy động vốn, cùng hợp tác đầu tư - kinh doanh sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai.

Trao đổi với một số chủ đầu tư dự án được Infina giới thiệu có sản phẩm đầu tư chung bất động sản, Báo Đầu tư Chứng khoán ghi nhận việc Infina là một khách hàng mua sản phẩm, không phải là đối tác kinh doanh của các nhà phát triển bất động sản.

Thực tế, mô hình hoạt động của Infina không phải mới lạ, đây là hình thức hoạt động của không ít Fintech trên thị trường tài chính toàn cầu. Theo đó, Infina (Real Stake) kết nối những nhà đầu tư để mua bất động sản từ một chủ đầu tư (chủ đầu tư “huy động vốn” từ nhà đầu tư, trả lại là bất động sản hình thành trong tương lai) rồi bán các bất động sản đó để thu lợi nhuận.

Fintech này đang áp dụng công nghệ P2P (cho vay ngang hàng), với 5 rủi ro lớn đã được chỉ rõ:

Thứ nhất, P2P là hoạt động nhận tiền đầu tư và cho vay thông qua trung gian tài chính, chưa có các quy định về quản lý.

Thứ hai, nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro hơn so với bên chủ đầu tư, vì không được hưởng các quyền lợi bảo vệ như gửi tiền ngân hàng.

Thứ ba, nguy cơ chủ đầu tư không bàn giao được bất động sản hoặc bàn giao không đúng do khách quan hay cố ý.

Thứ tư, trách nhiệm ràng buộc giữa công ty P2P và nhà đầu tư còn hạn chế do thiếu quy định quản lý với lĩnh vực mới.

Thứ năm, cũng do thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ, có nhiều biến tướng của hình thức P2P nảy sinh, thường gặp nhất là lừa đảo với lãi suất đưa ra cao ngất ngưởng.

Đáng chú ý, hoạt động của Infina đa dạng hơn với nhiều loại sản phẩm ở thị trường chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh. Do vậy, dấu hỏi về pháp lý và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tài sản của khách hàng là hiện hữu.

Tin bài liên quan
Dấu hỏi với "mua chung bất động sản" trên Infina

Dấu hỏi với "mua chung bất động sản" trên Infina

Mù mờ nhận tiền gửi tiết kiệm và ủy thác đầu tư tại ứng dụng Finhay, Infina...

Mù mờ nhận tiền gửi tiết kiệm và ủy thác đầu tư tại ứng dụng Finhay, Infina...

Sau Finhay thâu tóm Chứng khoán Vina, đến lượt Momo mua 49% vốn Công ty Chứng khoán CSV

Sau Finhay thâu tóm Chứng khoán Vina, đến lượt Momo mua 49% vốn Công ty Chứng khoán CSV

in bài viết

Từ Khoá

INFINA Vốn pháp định Chứng chỉ tiền gửi Mirea Asset Chứng chỉ quỹ Trách nhiệm pháp lý Công ty P2P Infina
Tin cùng chuyên mục
ĐHCĐ F88 "chốt" tăng trưởng dư nợ 43%, doanh thu 33%, lợi nhuận 50%

ĐHCĐ F88 "chốt" tăng trưởng dư nợ 43%, doanh thu 33%, lợi nhuận 50%

27/06/2025 11:28
Cửa hàng F88 tại số 05 Nguyễn Thị Duệ.

Ra mắt cửa hàng tài chính theo chuẩn ngân hàng, F88 dự tính điều gì?

20/06/2025 19:32
Báo chí tài chính góp phần nâng cao kiến thức cho người dân về quản lý tài chính cá nhân

Báo chí giúp nâng cao kiến thức tài chính cá nhân

18/06/2025 14:18
Giáo dục nhận thức tài chính: “Ích nước, lợi nhà”

Giáo dục nhận thức tài chính: “Ích nước, lợi nhà”

18/06/2025 10:35
Gen Z, bạn đã biết quản lý thu nhập của mình?

Gen Z, bạn đã biết quản lý thu nhập của mình?

10/06/2025 10:59
Đầu tư cho tương lai sinh viên bằng gói vay học phí ưu đãi

Đầu tư cho tương lai sinh viên bằng gói vay học phí ưu đãi

02/06/2025 09:27

Vàng - Ngoại tệ

Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất

Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất

Giá vàng hôm nay ngày 3/7: Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay ngày 2/7: Thế giới điều chỉnh, giá vàng SJC vẫn sát mốc 121 triệu đồng/lượng

Bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Thị trường bảo hiểm đang ấm dần lên

FWD Bảo vệ gia tăng: Tự động tăng 5% quyền lợi bảo hiểm mỗi năm, không cần tái thẩm định sức khỏe

Manulife mở rộng mạng lưới tại Hưng Yên

Bảo hiểm xã hội

Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Top 10 thành quả nổi bật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2024

Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Dịch vụ tài chính

“Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank (CTG)

“Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank (CTG)

Sáp nhập địa giới hành chính, kinh tế kết nối: Ai là đối tác chiến lược của doanh nghiệp?

Barclays cấm giao dịch tiền số bằng thẻ tín dụng

Ngân hàng

Vừa được chấp thuận tăng vốn lên hơn 26.630 tỷ đồng, OCB chốt quyền chia cổ tức 7% bằng tiền

Vừa được chấp thuận tăng vốn lên hơn 26.630 tỷ đồng, OCB chốt quyền chia cổ tức 7% bằng tiền

Ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng gần 17% trong năm nay

Cổ đông ngân hàng… vui vẻ

Thị trường Bảng giá

Tin mới nhận / Tin đọc nhiều

An cư trước tuổi 35: Mục tiêu trong tầm tay với gói vay mua căn hộ, nhà phố từ VIB

30/05/2025 15:00

Giả mạo văn bản của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) để lừa đảo

28/05/2025 15:07

HD SAISON được vinh danh thuộc Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

13/05/2025 15:09

Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi nhưng không được bán cho cá nhân

08/05/2025 11:38

F88 khởi đầu 2025 ấn tượng: Cải thiện tích cực về chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh

06/05/2025 10:54
Xem thêm

ĐHCĐ F88 "chốt" tăng trưởng dư nợ 43%, doanh thu 33%, lợi nhuận 50%

27/06/2025 11:28
Xem thêm

Điểm Nhấn

Thế giới có thể phải đối mặt với một "cú sốc Trung Quốc" khác

Thế giới có thể phải đối mặt với một "cú sốc Trung Quốc" khác

Bất động sản sẽ là “cú huých lớn” để GDP tăng 2 con số

Một công ty con của Vingroup chia cổ tức khủng tới 435% bằng tiền

Dòng tiền đầu tư đất nền “đuối sức”

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Cơ hội đối với nhóm cổ phiếu bất động sản

Xem thêm

Báo cáo phân tích

MBS: Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VCB

17/06/2025 17:06

MBS: Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVS

14/06/2025 12:31

MBS: Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DGC

11/06/2025 17:00

MBS: Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu REE

10/06/2025 16:54
Đón đọc
Báo Đầu tư số 79

Báo Đầu tư số 79

Các số khác
Đón đọc
Báo Đầu tư số 78

Báo Đầu tư số 78

Các số khác
Đón đọc
Vietnam Investment Review số 1759

Vietnam Investment Review số 1759

Các số khác

Lịch sự kiện

03/07/2025

KCB: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (5%)

VTK: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (15%)

07/07/2025

DXP: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (5%)

MCH: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2025 bằng tiền (25%)

S55: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (10%)

VGS: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu (100:10)

08/07/2025

SGH: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (7%)

09/07/2025

ADP: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm tài chính 2025 bằng tiền (7%)

10/07/2025

EMG: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (15%)

PJT: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (6%)

14/07/2025

NS2: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (1,7%)

GVT: Ngày GDKHQ trả cổ tức còn lại năm 2024 bằng tiền (33%)

17/07/2025

BIO: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (9%)

21/07/2025

VIF: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (6,48%)

24/07/2025

MWG: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (10%)

04/08/2025

NBC: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền (5%)

20/05/2026

DDV: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt (9%)

Tổng Biên tập: Phạm Văn Hoành

Phó Tổng biên tập: Lê Trọng Minh, Đinh Hùng, Bùi Đức Hải, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quốc Việt

Phụ trách nội dung: Đặng Tuấn Khánh

© Bản quyền thuộc Báo Tài chính - Đầu tư (Cơ quan của Bộ Tài chính)

Giấy phép số 541/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23 tháng 8 năm 2021

Giấy phép chuyên trang số 68/GP-CBC do Cục Báo chí cấp ngày 1 tháng 9 năm 2021

Thông tin
tòa soạn
Liên hệ Hotline
024 38450537
Liên hệ
quảng cáo

® Ghi rõ nguồn “Tinnhanhchungkhoan.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.