Khẩu vị mới trong xu hướng tìm vốn và M&A của DN

Khẩu vị mới trong xu hướng tìm vốn và M&A của DN

(ĐTCK-online) Khẩu vị của các DN trong việc tìm vốn và M&A đã có sự đổi mới khi chú trọng hơn tới các giao dịch tư nhân thay vì IPO hoặc bán cổ phần ra thị trường niêm yết như trước đây.

6 tháng đầu năm nay, trong khi chỉ có 3.600 tỷ đồng (tương đương 174,63 triệu USD) vốn ngoại rót vào thị trường niêm yết, thì một vài thương vụ riêng lẻ (private deals) thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài lại có giá trị gấp đôi. Con số ấn tượng này cho thấy, khẩu vị mới của DN đối với các giao dịch tư nhân thay vì IPO hoặc bán cổ phần ra thị trường niêm yết. Trong khi các công ty chỉ được định giá ở mức P/E 3x-5x trên thị trường niêm yết, giá trị của chúng cao hơn nhiều lần (P/E 12x-18x) tại thị trường tư nhân (private equity market)…

 

TTCK và cơ hội tăng trưởng!

Dù cho kinh tế Việt Nam vẫn chưa hồi phục sau thời gian dài suy thoái, nhưng đã xuất hiện những tín hiệu tích cực cho một sự bình phục trở lại. Với việc một số nhà đầu tư tổ chức cho rằng, thị trường đã chạm đáy, cũng như ngày trở lại của "thị trường tăng trưởng" sẽ không còn xa, những nhà đầu tư thông minh đang tận dụng thời cơ chứng khoán Việt Nam giao dịch trên sàn với thị giá rẻ. Trên cả hai sàn chứng khoán HOSE và HNX, có tới 376 mã cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá (10.000 đồng/CP) và có đến 106 cổ phiếu thị giá dưới 5.000 đồng/CP. Chưa hết, hơn 86 chứng khoán với ROE trên 30% được giao dịch trên thị trường với P/E thấp chưa từng thấy (dưới 4 lần). Trong khi cổ phiếu được định giá cực thấp và VN-Index loanh quanh ở vùng 400 điểm, khối lượng giao dịch hàng ngày cũng đang dao động gần mức thấp kỷ lục.

Ở thời điểm hiện nay, khi mà thị trường vẫn ảm đạm, các DN đã không còn hào hứng với lựa chọn IPO hoặc là đưa công ty lên sàn.  Thay vào đó, huy động vốn từ thị trường tư (private market) trước khi niêm yết nổi lên như một lựa chọn ưa thích hơn cho chủ DN. Ngoài ra, nhà đầu tư có xu hướng thích làm việc trực tiếp với hội đồng quản trị, thương thảo những thương vụ M&A riêng lẻ với các công ty niêm yết.

Trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi chỉ có 3.600 tỷ đồng  (tương đương 174,63 triệu USD) vốn ngoại rót vào thị trường niêm yết, thì một vài thương vụ riêng lẻ (private deals) thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài lại có giá trị gấp đôi con số trên. Con số ấn tượng này cho thấy, khẩu vị mới của DN đối với private equity/Trade sale thay vì IPO hoặc bán cổ phần ra thị trường niêm yết.

Trong khi mối quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản, gia tăng đáng kể, nhu cầu của các DN trong nước tìm kiếm đối tác cũng ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Điều này cùng với một số nhân tố khác chính là động lực cho sự nở rộ của những thương vụ M&A trong năm 2011.

 

Việt Nam nghiêm túc hơn với M&A

Theo một nghiên cứu của Eurocham, 17% DN Việt Nam đưa M&A vào chiến lược kinh doanh trong 3 năm tới.  Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, con số thực tế còn lớn hơn nhiều. Thật vậy, với điều kiện thị trường như hiện nay, nhiều công ty mắc phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn mở rộng (expansion capital), hoặc thậm chí vốn lưu động cần thiết. Đó là chưa kể đến một số công ty còn có tham vọng lớn, muốn chinh phục thị trường khu vực cũng như thế giới. Thương vụ AsiaVina bán cổ phần, hợp tác với SEB chính là hướng đến mục tiêu đầy tham vọng vươn ra thế giới. Hệ quả là, các công ty Việt Nam hiện nay rất "khát" vốn cũng như kinh nghiệm, kiến thức tân tiến và sự hỗ trợ tiếp cận thị trường thế giới từ các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, nếu so sánh với huy động vốn trên thị trường niêm yết, việc bán cổ phần cho những đối tác chiến lược sẽ đem đến lợi nhuận lớn hơn cho các công ty Việt Nam. Tổng giám đốc AsiaVina Vũ Đình Phương từng cho rằng, nếu bán số cổ phần tương ứng ra TTCK, giá có thể chỉ được 1/3 giá bán cho SEB.

 

Thời gian đang cạn kiệt với những quỹ đầu tư nước ngoài

Trong vòng 18-24 tháng tới, nhiều quỹ đầu tư private equity cũng như quỹ đầu tư cổ phiếu đại chúng (listed funds) phải chịu áp lực thoái vốn do đến hạn thanh lý quỹ. Do đó, có thể nói trong năm 2011, một số thương vụ M&A thực chất là thương vụ rút vốn của các nhà quản lý quỹ như là BankInvest và Mekong Capital. Thương vụ như AsiaVina và ICP cũng là một phần của chiến lược thoái vốn của những quỹ này. BankInvest thậm chí còn là "bà mối" cho SEB mua lại 51% cổ phần của AsiaVina, trong đó bao gồm cả 25% của quỹ quản lý bởi BankInvest.

 

Mối quan tâm trở lại của nhà đầu tư nước ngoài

Chứng khoán Việt Nam đang giao dịch với thị giá ở mức thấp gần kỷ lục. Với mức định giá hấp dẫn này, một vài nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy rõ đây chính là dấu hiệu cực kỳ tốt để mua vào. Theo nguồn tin của chúng tôi, Công ty Chứng khoán HSC nhận được rất nhiều yêu cầu mở tài khoản trong hai tháng trở lại đây của những tổ chức nước ngoài. Bên cạnh đó, từ quan điểm của họ, việc hợp tác với DN Việt Nam mang lại lợi ích lớn trong việc thâm nhập vào thị trường nội địa nhanh hơn, dễ dàng hơn mà không vướng phải những thủ tục pháp lý dài dòng, phức tạp, vốn là nỗi đau đầu của các tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Những thương vụ điển hình cho xu hướng này có thể kể đến Jollibee mua VTI để tận dụng chuỗi cửa hàng cà phê Highlands, SEB mua AsiaVina, Kirin mua lại Holding Interfood, Diageo đầu tư vào Halico …

Từ đầu năm đến nay, nếu tính theo tổng số lượng thương vụ thực hiện, Nhật Bản xếp đầu trong số các nước hoàn thành các thương vụ M&A vào Việt Nam.  Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị trung bình một thương vụ, Trung Quốc lại là nước chiến thắng với thương vụ gây xôn xao dư luận Chia Tai (CPP) mua lại CP Vietnam với giá 609 triệu USD.

 

Không chỉ là cuộc chơi cho tổ chức nước ngoài

Trong quá khứ, M&A thông thường là cuộc chơi của các nhà đầu tư nước ngoài vào DN Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện xu hướng mới với việc M&A được thực hiện bởi các công ty trong nước. Quan sát hình 2, chúng ta dễ nhận ra, mặc dù giá trị thương vụ còn chưa đáng kể, tổng số lượng thương vụ mua lại thực hiện bởi các DN Việt Nam thì lại lớn hơn bất kỳ nước nào khác ngoại trừ Nhật Bản.

Hình 1: Các thương vụ năm 2011 (Thống kê dựa vào số lượng thương vụ)

Hình 1: Các thương vụ năm 2011 (Thống kê dựa vào số lượng thương vụ)

 

Xu hướng M&A ngành ngân hàng, chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục là mặt hàng 'hot' trên thị trường M&A. Cuối năm 2010, có khoảng 10 ngân hàng thương mại chưa thỏa mãn mức vốn điều lệ quy định 3.000 tỷ đồng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP. Từ khi được Chính phủ đồng ý gia hạn đến 31/12/2011 theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP, những ngân hàng này đã tiếp cận mọi kênh huy động vốn để nâng vốn điều lệ lên mức yêu cầu theo luật định. Một trong những lựa chọn tốt nhất cho họ là hợp tác với ngân hàng nước ngoài hoặc sáp nhập với ngân hàng trong nước. Không chỉ những ngân hàng nhỏ đang tìm đến giải pháp hợp tác, thậm chí những tổ chức lớn trực thuộc Nhà nước như là Vietcombank hay Vietinbank cũng nhắm đến những đối tác đa quốc gia với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cũng như kỹ năng quản lý chuyên nghiệp.  Và do đó, lĩnh vực ngân hàng đóng góp một phần lớn số lượng thương vụ cũng như giá trị từng thương vụ cho hoạt động M&A năm 2011 (xem hình và bảng 1).

Bảng 1: M&A trong ngành ngân hàng

Loại hình thương vụ

Quốc gia

Bên mua/bên sáp nhập

Bên bán/Bên bị sáp nhập

Quyền kiểm soát

Giá trị thương vụ (Triệu USD)

Sáp nhập

Việt Nam

LienVietBank

VNPost

100% LienViet Bank + 100% VPSC + Cash from VNPost

48,4

Mua bán

Singapore

United Overseas Bank

Southern Bank

5%

9,9

Mua bán

Australia

Commonwealth Bank

VIB

5%

N/A

Mua bán

 

IFC

Vietinbank

10%

171,73

Mua bán

Canada

Bank of Nova Scotia

Vietinbank

15%

N/A

Mua bán

Japan

Mizuho

Vietcombank

20%

760

 

Tình hình kinh doanh của những công ty chứng khoán thì rất kém trong tất cả các mảng dịch vụ từ tự doanh đến môi giới.  Trong 6 tháng đầu năm 2011, tất cả DN mà chúng tôi theo dõi đều lỗ. Hầu hết chuyên gia dự đoán hoạt động M&A trong lĩnh vực CTCK sẽ bùng nổ trong năm 2011 do việc cạnh tranh căng thẳng trong ngành, cũng như thị trường ảm đạm kéo dài.  Theo chúng tôi, việc này sẽ khó xảy ra với những CTCK không nằm trong Top 30. Các công ty ngoài Top 30 có độ rủi ro cao và cũng chẳng có ưu thế để nhà đầu tư có thể mạo hiểm đầu tư vào.  Đến hết năm 2012, chúng tôi cho rằng sẽ có làn sóng những CTCK lặng lẽ ra đi hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh và thị trường sẽ chứng kiến một sự tái cơ cấu mạnh mẽ từ những chính sách mới của Nhà nước. Hiện tại, có đến 105 CTCK tranh giành một thị trường môi giới nhỏ. Với chỉ 3 thương vụ được công bố (xem bảng 2), chúng tôi kỳ vọng rằng cho đến cuối năm 2011 và sang năm 2012, số lượng thương vụ mua bán sáp nhập các công ty trong nhóm dẫn đầu sẽ lớn hơn nhiều.

Bảng 2: M&A trong ngành môi giới chứng khoán

Quốc gia

Bên mua

Bên bán

Quyền kiểm soát

Giá trị thương vụ (triệu USD)

Nhật Bản

Nikko Cordial

PSI

14,90%

6,5

Nhật Bản

SBI Securities

FPTS

20%

24

Mỹ

Citigroup

Horizon Securities

9,9%

Không công bố

 

Hầu hết các công  ty, kể cả những cái tên trong Top 20 của thị trường, đều không có lãi trong nửa năm đầu 2011.  Mặc cho Thông tư 74/2011/TT-BTC được thiết kế nhằm hỗ trợ các CTCK trong việc cải thiện hoạt động giao dịch, nhưng lúc này, nó đang thành một gánh nặng lớn đối với CTCK. Theo Công văn 2327/UBCK-PTTT của UBCK, CTCK phải chi ngân sách nâng cấp hệ thống công nghệ để đảm bảo giám sát hoạt động cùng mua bán của nhà đầu tư, đặc biệt là triển khai giao dịch ký quỹ. Thời gian sẽ trả lời liệu các quy định trên có là liều thuốc cần thiết để giải quyết căn bệnh trầm lắng kéo dài của thị trường. Bối cảnh khó khăn của các CTCK hiện tại đang khiến các CTCK trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho hoạt động M&A.