Loài cá đang trên bờ tuyệt chủng lần đầu tiên trở về "quê nhà" sau 80 năm

Loài cá đang trên bờ tuyệt chủng lần đầu tiên trở về "quê nhà" sau 80 năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đối với bộ tộc Winnemem Wintu, cá hồi đã trở thành một biểu tượng văn hóa cũng như tinh thần của họ.

Shasta là một ngọn núi lửa nằm ở cuối phía Nam của dãy Cascade Siskiyou County, California (Mỹ). Với độ cao 14.179 m, nó là đỉnh núi cao thứ hai trong dãy Cascades và cao thứ năm ở California. Người dân địa phương tin rằng ngọn núi này là nơi linh thiêng, cội nguồn của sức mạnh thần bí sinh ra hòa bình và thịnh vượng. Một số người tin rằng núi Shasta có liên quan tới những vật thể bay bí ẩn, thậm chí có người còn nói rằng có những căn cứ ngầm bí mật tồn tại bên trong ngọn núi huyền diệu này.

Kể từ năm 1942, khi mà việc xây dựng con đập đã phong tỏa hoàn toàn khu vực sinh sản trong vùng nước lạnh của cá hồi hoàng đế (cá hồi Chinook), loài cá hồi nổi tiếng nhất ở Bắc Mỹ bởi kích thước lớn nhất trong họ cá hồi, khiến chúng không thể trở về nhà.

Núi Shasta.

Núi Shasta.

Thời gian thấm thoát trôi qua đã 80 năm, giờ đây loài cá hồi đang trên đà tuyệt chủng lại một lần nữa có thể trở về với vùng nước gần vùng núi Shasta, giống như ngày xưa.

Một nhóm các chuyên gia về động vật hoang dã đã hội tụ với nhau và kết hợp cùng bộ tộc Winnemem Wintu để thực hiện dự án đem cá hồi vua trở về với núi rừng. Những người này đã thu thập hơn 20.000 quả trứng cá hồi vua từ Trại cá Quốc gia Livingston Stone để đem về tụ hợp bên bờ sông McCloud thuộc vùng núi Shasta.

Hồi sinh đàn cá hồi là nguyện vọng được ấp ủ từ lâu của các thành viên trong bộ tộc Winnemem Wintu. Nhân dịp quan trọng này, những người tâm huyết đã tổ chức một nghi lễ trang trọng.

Tại buổi lễ, bà Caleen Sisk - thủ lĩnh tinh thần của bộ tộc cất vang tiếng hát, trong khi hai người phụ nữ mang theo trứng cá dẫn đầu hàng dài những người rước đèn theo sau.

"Nghi lễ là cách thức chúng tôi gửi gắm những quả trứng đến với dòng sông. Cùng với giai điệu của bài hát, chúng tôi hy vọng những sinh linh nhỏ bé có đủ sức khỏe để chống chọi với cuộc sống sau này", Sisk lý giải.

Dòng sông McCloud.

Dòng sông McCloud.

Đối với bộ tộc Winnemem Wintu, cá hồi đã trở thành một biểu tượng văn hóa cũng như tinh thần của họ. Họ đặt tên cho con sông McCloud là Winnemem Waywacket để biểu đạt tình yêu thương vô bờ bến đối với nơi đây. Phương châm của nhóm đó là "Bất cứ điều gì xảy ra đối với cá hồi chính là xảy ra với chúng tôi".

Tộc trưởng cho biết, tất cả các thành viên sẽ cầu nguyện cho đàn cá hồi được sống sót. Không chỉ thế, phụ nữ và trẻ em sẽ chào đón những quả trứng để tạo khung cảnh giống như tình cảm của những người mẹ dành cho đứa con của mình.

Ngoài ra, để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho đàn cá hồi trước thực trạng nóng lên của Trái Đất, các nhà sinh vật học còn cẩn thận cài đặt thêm thiết bị làm mát dọc sườn núi, bên cạnh các bể ấp trứng chuyên dụng.

Khi trứng nở, cá hồi con sẽ thoát ra khỏi hệ thống lồng ấp thông qua một đường ống để từ đó trở về với cội nguồn.

Theo dự kiến, một lô trứng khác cũng khoảng 20.000 quả sẽ tiếp tục được chuyển đến các lồng ấp ở đây vào đầu tháng 8.

Tin bài liên quan