Muôn vàn kiếp nạn qua sông của ngựa vằn: Hết bị hà mã đuổi, đến bị cá sấu rình rập

Muôn vàn kiếp nạn qua sông của ngựa vằn: Hết bị hà mã đuổi, đến bị cá sấu rình rập

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Để sinh tồn trong thế giới tự nhiên hoang dã, tất cả các loài động vật đều phải cảnh giác ở mức tối đa.

Ngựa vằn là một loài động vật sinh sống tại châu Phi. Cùng là ngựa nhưng chúng có phần tách biệt hẳn so với những họ hàng của mình bởi màu lông độc đáo.

Nhìn qua bằng mắt thường chúng ta có cảm giác rằng sọc đen, trắng trên người chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng thực tế, sau khi phân tích, các nhà khoa học đã kết luận rằng, hoa văn của ngựa vằn là yếu tố giúp chúng có thể nhận biết lẫn nhau. Nói một cách dễ hiểu, những mảng sọc của ngựa vằn có nhiều nét tương đồng với hoa tay của con người, đều là độc nhất và không con ngựa vằn nào có sọc giống con ngựa nào.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bộ lông đen sọc trắng độc đáo của ngựa vằn có thể giúp chúng không bị ruồi cắn. Ngoài ra, họa tiết đặc biệt trên thân ngựa vằn còn làm giảm tới 70% nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời hấp thụ vào cơ thể, giúp chúng dễ dàng thích nghi với nắng nóng khắc nghiệt ở châu Phi. Mặc dù có vẻ ngoài nổi bật, nhưng đó không phải đặc điểm bất lợi của ngựa vằn. Điều này hóa ra lại giúp chúng đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Tương tự như một dạng ảo ảnh quang học, khi 1 đàn ngựa vằn đứng gần nhau, các sọc đen trắng biến chúng trông có vẻ như một khối to khổng lồ khiến các động vật ăn thịt không dám tới gần.

Tuy nhiên, ngựa vằn không chỉ nổi tiếng với màu lông đặc biệt, mà còn được biết đến là một trong những thành viên của cuộc di cư lớn nhất trên thế giới.

Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 6 đến tháng 7, sẽ có hàng triệu con linh dương đầu bò và ngựa vằn tham gia vào sự kiện Cuộc di cư vĩ đại (Great Migration) diễn ra giữa hai khu vực gồm Serengeti ở Tanzania và Maasai Mara ở Kenya. Tất cả bọn chúng sẽ cùng nhau vượt qua "dòng sông tử thần" theo chuyến đi "hình vòng tròn" để tìm kiếm nguồn nước và những đồng cỏ tươi tốt ở phía Bắc. Sau đó đến cuối tháng 9, cả triệu con lại di chuyển ngược về phía Nam.

Quá trình di cư khó khăn khiến số lượng cả đoàn sẽ vơi dần. Trên khắp quãng đường, chúng phải đối diện nhiều nguy hiểm. Trong đó bao gồm việc vi phạm lãnh thổ của nhiều loài dã thú hung bạo.

Nói về tính lãnh thổ ở châu Phi, hà mã có thể được xem là loài động vật khó lường và nguy hiểm nhất.

Trung bình mỗi năm có khoảng 2.900 người tử vong vì có liên quan đến hà mã, con số lớn hơn nhiều những vụ án gây ra bởi những loài động vật săn mồi nổi tiếng "khát máu" như cá mập.

Nguyên nhân là do hà mã là loài vô cùng nóng tính và dễ mất kiểm soát, bất cứ khi nào hà mã cảm thấy có sự xâm phạm nó sẽ điên cuồng chống trả và có thể tiêu diệt luôn kẻ đi lạc. Vũ khí của sinh vật này nằm ở sức mạnh "long trời lở đất" cùng với hàm răng và bộ ngà lớn dùng để chống lại các mối đe dọa, kể cả con người.

Nhưng điểm đặc biệt của hà mã phải kể đến lớp da của chúng. Mặc dù là động vật có vú nhưng hà mã lại rất ít lông. Đổi lại, loài động vật này tự trang bị làn da dày đến 6 cm. Rất khó để các loài hoang dã săn mồi cắn xuyên qua lớp da siêu dày này mà xơi được thịt hà mã.

Tin bài liên quan