ESG là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Ảnh: Shutterstock.

ESG là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Ảnh: Shutterstock.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết giữ thái độ quan sát, chờ đợi về mức độ sẵn sàng thực hành ESG

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhận xét này được PwC đưa ra trong báo cáo đầu tiên về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022.

ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) hay phát triển xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt từ hội nghị COP26.

Theo PwC, 80% doanh nghiệp đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG trong 2 - 4 năm tới. Tuy nhiên, đa phần (57%) các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG trong khi các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận “quan sát và chờ đợi” khi hơn một nửa (58%) cho biết họ mới chỉ có kế hoạch cam kết ESG trong tương lai gần.

PwC đánh giá, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu hành trình ESG. Mặc dù cam kết của ESG ở mức đáng khen ngợi, kết quả báo cáo cũng cho thấy còn tồn tại khoảng cách lớn giữa kỳ vọng và hành động. Các doanh nghiệp hiện đang đi đúng hướng và cho thấy sự tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện hơn nữa trong hành trình thực hành ESG.

Một điều thú vị khác xuất hiện trong báo cáo lần này của PwC là 40% doanh nghiệp tư nhân/gia đình được khảo sát cho biết họ đã đặt ra các cam kết ESG.

PwC cho rằng, lý do hàng đầu thúc đẩy doanh nghiệp theo đuổi ESG là hình ảnh thương hiệu và danh tiếng (82% người tham gia khảo sát), tiếp theo sau là duy trì tính cạnh tranh (68%). Những yếu tố còn lại bao gồm giữ chân người lao động, thu hút nhân tài, và cuối cùng là áp lực từ nhà đầu tư, cổ đông và Chính phủ.

Theo kết quả khảo sát, 60% doanh nghiệp chưa đưa ra cam kết ESG là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu kiến thức khiến các công ty vẫn chưa đưa ra kế hoạch thực hiện bất kỳ cam kết nào liên quan đến ESG. Việc các doanh nghiệp còn e ngại có thể do có quá nhiều thông tin ESG song chưa rõ ràng. Kết quả này cho thấy cần thiết phải tiến hành các cuộc đối thoại tích cực giữa chính phủ Việt Nam và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang gặp phải thách thức này.

Với câu chuyện xây dựng chiến lược ESG cho doanh nghiệp tư nhân, PwC cho rằng, chỉ số ESG đang trở thành một yếu tố quan trọng thể hiện toàn cảnh bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện đưa doanh nghiệp ra thế giới. Một báo cáo về chiến lược ESG tổng quát sẽ truyền tải thông điệp rằng, doanh nghiệp đang có những bước đi cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Khảo sát của PwC với 325 nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới cũng cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư đều thể hiện sự cam kết với các mục tiêu ESG và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp họ đầu tư. Đối với họ, những doanh nghiệp có hiệu suất ESG cao đã được chứng minh là có rủi ro thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn sau khủng hoảng.

Tại Việt Nam, việc cam kết và thực hiện các mục tiêu ESG không chỉ đơn giản là giải pháp quản lý rủi ro về thương hiệu cho các doanh nghiệp, mà còn là cơ hội để tạo giá trị cho xã hội và tối ưu hoá mô hình kinh doanh.

Tin bài liên quan