Hãng ngoại ngừng xuất khẩu xe, Việt Nam có khan hiếm?

Hãng ngoại ngừng xuất khẩu xe, Việt Nam có khan hiếm?

Ô tô ngoại ngừng xuất khẩu vào Việt Nam: Điều gì đang diễn ra?

Một số hãng ô tô như Toyota, Honda, Mitsubishi, Suzuki, Ford, GM.. đã thông báo ngừng xuất khẩu ô tô vào Việt Nam. Ô tô nhập khẩu hiện chiếm khoảng 30% trong phân khúc xe cá nhân. Nguồn cung xe nhập khan hiếm, liệu giá có tăng?

Vướng thủ tục, ngừng xuất khẩu

Hai hãng xe Nhật Bản là Toyota và Honda vừa thông báo tạm ngưng xuất khẩu các dòng xe hơi vào Việt Nam kể từ đầu năm 2018 do vướng quy định tại Nghị định 116.

Nói về vấn đề này, ông Phạm Anh Tuấn, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tôViệt Nam (VAMA) cho biết, thực tế là các DN FDI ô tô tại Việt Nam đã hủy các đơn đặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia,... do chưa lo được giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại, được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền từ nước xuất khẩu theo quy định  tại Nghị định 116. 

Đến nay, thông tư hướng dẫn Nghị định 116 cũng chưa được ban hành. Vì thế, các DN vẫn phải chờ đợi và không dám nhập khẩu xe về. Bởi, nhập về mà không được thông quan lại phải tái xuất, hoặc lưu kho tại cảng, sẽ rất rủi ro. Do đó, các đơn hàng nhập khẩu ô tô theo kế hoạch vào đầu năm 2018 đã bị hủy.

Không chỉ riêng Toyota, Honda, các hãng khác như Mitsubishi, Suzuki, Isuzu, Ford, GM,... cũng ngừng xuất khẩu xe vào Việt Nam. Như vậy, từ 1/2018 tới nay, thực hiện theo quy định mới, chưa có chiếc xe nhập khẩu nào về Việt Nam.

VAMA cũng cho biết, trong phân khúc xe cá nhân, xe nhập khẩu chiếm khoảng 30%. Xe chưa thể nhập về dẫn đến nguồn cung khan hiếm, một số mẫu xe ăn khách thiếu hàng, giá tăng mạnh. Dự báo trong 3 tháng tới, tình trạng này vẫn chưa thể cải thiện. Tuy nhiên, xe sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ về nguồn cung, ông Tuấn cho biết.

Nếu cung không đáp ứng đủ cầu thì giá sẽ tăng. Thời điểm này là cuối năm âm lịch, nhu cầu về ô tô tăng cao, nhưng trên thị trường, xe sản xuất lắp ráp trong nước không hề tăng giá. Nhiều mẫu xe vẫn có giá bán thực tế thấp hơn so với giá công bố vài chục triệu đồng.

Xe nhập khó về

Không chờ được xe nhập khẩu, nhiều khách hàng chuyển sang mua xe sản xuất lắp ráp trong nước. Chính vì vậy, các mẫu xe nội như Peugeot, Ford Focus,... trước có doanh số bán thấp nay bỗng tăng trưởng nhanh.

Theo các DN, với tổng công suất lắp ráp trong nước trên 500.000 xe/năm, lượng xe nội vẫn cao gấp gần 2 lần nhu cầu và hoàn toàn đáp ứng đủ. Việc tăng sản lượng cũng không quá khó vì dễ dàng điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu linh kiện, chỉ mất vài tháng.

Một số DN ô tô cho biết, thời gian tới sẽ nâng sản lượng xe sản xuất lắp ráp để đáp ứng nhu cầu.

“Vừa qua, công nhân tại Hàn Quốc đình công đã ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp linh kiện ô tô cho chúng tôi. Nhưng nay mọi chuyện đã ổn và việc nhập khẩu đang tăng lên để đáp ứng nhu cầu trong nước”, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công, nói.

Ô tô ngoại ngừng xuất khẩu vào Việt Nam: Điều gì đang diễn ra? ảnh 1

 Xe lắp ráp trong nước sẽ bán chạy? 

Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn mua những mẫu xe nhập khẩu như Fortuner, Honda CR-V, Ford Everest,... sẽ không có, dù giá bị đẩy lên cao cũng không thể kiếm đâu ra. Bên cạnh đó, dòng Pick up cũng được dự báo sẽ thiếu xe và sắp tới giá có thể tăng. Khi nào xe nhập chưa về thì các mẫu xe này còn thiếu do không lắp ráp trong nước.

Trong khi đó, việc quay lại lắp ráp những mẫu xe ăn khách như Toyota Fortuner hay Honda CR-V,... cũng không thể nhanh được dù Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam từng lắp ráp các mẫu xe này. Lý do, dây chuyền trước đây chỉ lắp xe thế hệ cũ, nay sang thế hệ mới muốn lắp ráp phải đầu tư nâng cấp và đào tạo nhân công,... Thời gian chuẩn bị có thể kéo dài cả năm.

Nhưng có lẽ gian nan nhất là dòng Pick up, bởi từ nhiều năm nay, tất cả các DN đều nhập khẩu, không còn lắp ráp tại Việt Nam. Nếu muốn, các DN sẽ phải đầu tư từ đầu và mọi chuyện còn khó khăn hơn.

Tuy nhiên, việc lắp ráp tại Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào chính sách với xe nhập khẩu. Về lâu dài, nếu xe nhập khẩu gặp khó khăn, không thể về nước, hoặc về nước nhưng chi phí bị đội lên cao, thì việc lắp ráp sẽ được các DN xem xét.

Ngoài ra, Nghị định 116 cũng yêu cầu tất cả các lô xe nhập khẩu phải kiểm định. Các DN lo ngại việc kiểm định có thể mất tới 2 tháng và chi phí lên tới 10.000 USD, trong khi trước kia chỉ cần kiểm định lô hàng đầu tiên.

Chưa kể, Bộ Công Thương cho biết, năm 2018 sẽ có một số biện pháp để kiểm soát chặt lượng ô tô nhập khẩu và hỗ trợ cho sản xuất trong nước. Cụ thể là quản lý chặt chẽ giá trị tính thuế, xuất xứ xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và chống gian lận thương mại.

Cùng với đó, các hàng rào kỹ thuật cũng đang được dựng lên để quản lý chất lượng đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu, với khoảng 300 tiêu chuẩn, quy chuẩn, áp dụng với ô tô nhập khẩu khi thuế ô tô từ ASEAN giảm xuống 0%.

Tin bài liên quan