PAPI 2021: Suy giảm trong thực hiện công khai kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất

0:00 / 0:00
0:00
Các địa phương chỉ đạt 4,2 - 6,25 điểm trên thang điểm 10 về chỉ số công khai, minh bạch. Kết quả trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam.
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam vừa được công bố sáng nay, 10/5/2022.

Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam vừa được công bố sáng nay, 10/5/2022.

TP.HCM thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất, một phần nguyên nhân từ đợt dịch lần thứ tư

Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam vừa được công bố sáng nay, 10/5/2022.

Điểm số tổng hợp PAPI 2021 của các tỉnh, thành phố đạt từ 37,22 đến 48,05 điểm trên thang điểm từ 10-80 điểm. Nhiều tỉnh ở phía Bắc thuộc về nhóm đạt điểm cao nhất hoặc trung bình cao.

Phần lớn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm trung bình thấp hoặc thấp nhất. Trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, TP.HCM thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất.

So với kết quả của năm 2020, 30 tỉnh, thành phố đã cải thiện hiệu quả hoạt động trong cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường, và quản trị điện tử. Tuy nhiên, 30 tỉnh, thành phố có sự sụt giảm về điểm ở các chỉ số nội dung "Tham gia của người dân ở cấp cơ sở", "Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương", "Trách nhiệm giải trình với người dân’, và ‘Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công".

Trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, TP.HCM thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất. Kết quả này phản ánh phần nào thực tế tác động nặng nề của giãn cách xã hội toàn phần kéo dài do làn sóng Covid-19 lần thứ tư ở TP.HCM.

Phát biểu tại hội nghị công bố, TS. Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định: “Chỉ số PAPI đã hỗ trợ thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công vì mục tiêu “dân hưởng lợi” ngoài những mục tiêu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây cũng là tinh thần của Dự án Luật thực hiện dân chủ cơ sở sẽ được thảo luận tại Quốc hội trong năm nay”.

Tiếp cận thông tin đất đai của người dân còn rất hạn chế

Xu thế điểm Chỉ số Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương 2019-2021. Nguồn: PAPI 2021
Xu thế điểm Chỉ số Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương 2019-2021. Nguồn: PAPI 2021

Chỉ số PAPI đo lường hiệu quả của chính quyền các cấp trong việc công khai hóa, minh bạch hóa thông tin nhằm đáp ứng “quyền được biết” của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đời sống và sinh kế của họ.

Chỉ số nội dung ‘Công khai, minh bạch’ gồm bốn chỉ số thành phần, gồm tiếp cận thông tin; công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; công khai, minh bạch ngân sách cấp xã; và công khai, minh bạch kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất ở địa phương.

Tất cả các tỉnh, thành phố chỉ đạt từ 4,2 đến 6,25 điểm trên thang điểm từ 1 đến 10.

Tương tự kết quả những năm trước, các tỉnh phía Bắc có xu hướng đạt điểm cao hơn các tỉnh phía Nam ở Chỉ số nội dung ‘Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương’.

Các tỉnh đạt điểm dưới mức trung vị tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chỉ có 13 tỉnh, thành phố có mức cải thiện đáng kể, trong khi có tới 23 tỉnh, thành phố có số điểm sụt giảm đáng kể so với kết quả năm 2020.

Hầu như chưa có địa phương nào được ghi nhận đã có nỗ lực đáng kể trong tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin 2016, dẫn tới kết quả ở nội dung thành phần ‘Tiếp cận thông tin’ đạt mức điểm thấp nhất trong bốn nội dung thành phần của chỉ số nội dung này.

Từ góc độ thực thi Luật Tiếp cận thông tin, ở hầu hết các tỉnh, thành phố, chỉ có khoảng 20% số người cần thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho biết đã nhận được thông tin họ cần; cũng chỉ khoảng 20% cho biết thông tin nhận được là đáng tin cậy.

Tiếp cận thông tin đất đai của người dân còn rất hạn chế ở tất cả các tỉnh, thành phố trong năm 2021.

Tỷ lệ người dân được biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2021 ở địa phương dao động từ 5% đến 30%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người được hỏi cho biết họ biết nơi có thể lấy thông tin về Bảng giá đất 2021 do chính quyền cấp tỉnh ban hành hàng năm dao động từ 23% đến 67% trên phạm vi toàn quốc.

Ông Đặng Hoàng Giang, Chuyên gia PAPI cho rằng, đây là xu thế đáng tiếc và đề xuất, Luật Đất đai 2014 sửa đổi trong thời gian tới cần củng cố yêu cầu bắt buộc chính quyền các cấp công khai thông tin đất đai để dân biết.

Chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: Vẫn phải ‘chung chi’ để có việc làm trong khu vực nhà nước

Qua hai năm 2020 và 2021, 20 tỉnh, thành phố có mức gia tăng về điểm đáng kể. Bình Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn và Lâm Đồng đạt mức gia tăng đáng kể trên 15% điểm qua hai năm.

Chúng tôi hy vọng rằng, số liệu công bố hôm nay sẽ giúp cung cấp những dẫn cứ hữu ích cho những thảo luận sắp tới trong chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2022, đặc biệt là Dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở và Dự án Luật đất đai sửa đổi, cũng chính là những vấn đề nghiên cứu PAPI đo lường qua nhiều năm”.

Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Chỉ số nội dung này đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền qua bốn nội dung thành phần (gồm Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương, Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công, Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công và Quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương).

Chỉ số cũng phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như sự quyết tâm giảm thiểu tham nhũng của chính quyền và người dân.

Khác với kết quả khảo sát 10 năm trước, riêng năm 2021, sự phân bố các tỉnh trong nhóm đạt điểm cao nhất phân bố đều hơn ở phía Bắc và phía Nam

Điểm thấp nhất và điểm cao nhất cấp tỉnh có khoảng cách tương đối xa, từ 5,42 đến 8,15 điểm trên thang điểm từ 1-10.

Điểm nội dung thành phần "Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công" vẫn thấp nhất trong bốn nội dung thành phần, và điểm số cao nhất ở nội dung này chỉ đạt 1,69 trên thang điểm từ 0,25 đến 2,5 điểm.

Theo phản ánh của người dân, hiện trạng ‘chung chi’ để có việc làm trong khu vực nhà nước vẫn khá phổ biến ở các địa phương giàu có cũng như còn nghèo. Mối quan hệ thân quen vẫn quan trọng khi muốn xin vào làm việc ở 5 vị trí công chức, viên chức cấp xã/phường/thị trấn (gồm công chức địa chính, công chức tư pháp, công an cấp xã, giáo viên tiểu học công lập, nhân viên văn phòng UBND xã/phường.

Tình trạng này có thể thấy ngay cả ở những tỉnh được điểm cao ở chỉ tiêu này như Bình Dương và Thanh Hóa. Tương tự kết quả 2020, Sơn La và Điện Biên vẫn là những tỉnh nơi hiện trạng "vị thân" vẫn phổ biến nhất.

Dưới 70% số người trả lời ở tất cả các tỉnh, thành phố cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc trong phòng, chống tham nhũng.

Tỷ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi ‘lót tay’ dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố. Hiện trạng "chung chi" để làm xong thủ tục xin cấp đổi hoặc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại phổ biến ở các tỉnh còn nghèo như Cao Bằng, Đắk Lắk và Sóc Trăng

Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện công tuyến huyện cho biết họ đã phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn dao động từ 40% đến 80% cũng ở khoảng 40 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ này thấp nhất ở Đồng Tháp, Hậu Giang và TP.HCM.

Năm 2021, 15.833 người dân và cũng là cử tri đã tham gia khảo sát PAPI

PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; và quản trị điện tử.

PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Trung ương và địa phương (VFF-CRT), Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Tin bài liên quan