Rắn hổ mang hai đuôi và bí mật "kinh dị" đằng sau

Rắn hổ mang hai đuôi và bí mật "kinh dị" đằng sau

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tham ăn thịt đồng loại và cái kết.

Rắn hổ mang chúa là loại rắn độc có kích thước lớn nhất, có tên khoa học "Ophiophagus hannah" mang ý nghĩa "loài chuyên ăn thịt rắn" theo tiếng Hy Lạp.

Không phải ngẫu nhiên chúng có có tên gọi như vậy bởi thực tế món ăn yêu thích của rắn hổ mang chúa chính là đồng loài của nó.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện tượng động vật ăn thịt chính đồng loại của mình không phải là điều hiếm gặp trong tự nhiên. Ăn thịt đồng loại có thể cực kỳ phát triển trong trường hợp bị giam cầm hay không chịu nổi tình trạng thiếu thức ăn, đóng một phần trong chu kỳ sống của các loài động vật hoang dã.

Rắn hổ mang chúa chỉ là một trong tổng số hơn 1.500 loài động vật có hành vi ăn thịt đồng loại.

Nhờ khả năng kháng độc rắn mạnh mẽ, rắn hổ mang chúa có thể săn các loài rắn độc như rắn Mamba đen hay rắn đuôi chuông mà không có lo ngại gì. Không những thế, chúng còn ăn thịt những con rắn hổ mang chúa khác nữa. Với cơ thể khỏe khoắn, rắn hổ mang chúa có thể hạ được các loài rắn khác kể cả những con trăn và nuốt sống con mồi.

Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên muôn hình vạn trạng, thói quen nuốt chửng con mồi của rắn hổ mang tình cờ lại đem đến một điều thú vị. Điều này đã được chị Marietjie Hattingh vô tình bắt gặp trong chuyến đi trải nghiệm tuyệt vời đến lục địa đen.

Theo trí nhớ của vị khách du lịch, vào ngày lặng gió hôm đó, chị đang cùng những người bạn vi vu lái xe trên những con đường nông trại bình yên nơi đây. Đây là một con đường vắng vẻ và dường như nó đã bị người đời quên lãng trong khoảng thời gian dài. Điều này càng khiến vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng của vùng đất trở nên dung dị hơn bao giờ hết.

Chiếc đuôi con rắn mọc ra từ bụng rắn hổ mang.

Chiếc đuôi con rắn mọc ra từ bụng rắn hổ mang.

Bất ngờ, một vật thể lạ giữa đường khiến chị Hattingh chú ý. Đến khi lại gần hơn, chị mới có thể nhìn kỹ nó. Thì ra đấy là một con rắn, chính xác hơn là một con rắn hổ mang chúa to lớn đang vật lộn nơi đồng không mông quạnh.

Tuy nhiên, con vật có vẻ như có nhiều đuôi hơn những con rắn bình thường. Vị khách du lịch vì tò mò đã quyết định xuống xe để tìm hiểu. Thật bất ngờ, con rắn hổ mang đã không còn sống và đang bị rạch ở giữa bụng, lòi ra một chiếc đuôi của con rắn khác.

Theo các nhà khoa học, rắn hổ mang với chất độc chết người và bộ hàm đặc biệt mạnh mẽ khiến nó là hung thần của tất cả những loài rắn khác.

Nguyên nhân cái chết của hai con rắn vẫn là điều bí ẩn.

Nguyên nhân cái chết của hai con rắn vẫn là điều bí ẩn.

Nọc độc của rắn hổ mang chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin gồm các độc tố thần kinh, cytotoxin và một vài hợp chất khác. Những chất này có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào. Rắn hổ mang chúa có khả năng tiêm một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500 mg vào nạn nhân trong một vết cắn. Nọc độc sẽ khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, sau đó là suy hô hấp và tim ngừng đập và tử vong.

Chưa rõ lý do tại sao cả 2 con rắn lại chết. Nhưng nhìn vào hiện trường, Hattingh suy đoán đã có một trận đấu khốc liệt xảy ra.

Tin bài liên quan