Sức hút của đồng đô la tăng mạnh trước rủi ro từ Fed và Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Standard Chartered, rủi ro ngày càng tăng của sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế suy yếu và lạm phát tăng cao đang khiến các nhà đầu tư không có nhiều kênh đầu tư để trú ẩn.
Sức hút của đồng đô la tăng mạnh trước rủi ro từ Fed và Trung Quốc

Theo Eric Robertsen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered, rủi ro đang gia tăng ở khắp mọi nơi khi các ngân hàng trung ương thực hiện tăng lãi suất để chống lại lạm phát “cho đến khi có điều gì đó bị phá vỡ”. Trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán, trong khi trái phiếu chính phủ Trung Quốc và hàng hóa cũng không phải là những kênh trú ẩn an toàn do tính biến động gia tăng.

Các tài sản tài chính toàn cầu đã chứng kiến ​​nhiều tháng sụt giảm, từ chứng khoán Mỹ đến trái phiếu toàn cầu và chứng khoán thị trường mới nổi đều bị bán tháo khi các ngân hàng trung ương phải vật lộn để kiềm chế lạm phát ở mức cao hàng thập kỷ. Xu hướng hiện tại đang gợi nhớ đến điều tồi tệ nhất của đại dịch vào năm 2020 và đồng đô la đang nổi lên như một tài sản trú ẩn duy nhất được lựa chọn.

“Khi các đợt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương trở nên mạnh mẽ hơn, các thị trường dường như đang chuẩn bị cho một tác động đáng kể đối với tăng trưởng và sự bất ổn hơn nữa trên cả các thị trường đang phát triển và mới nổi. Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến với những cơn mưa rào tháng 4 nhường chỗ cho một cơn bão mùa hè”, chiến lược gia Eric Robertsen cho biết.

Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 13% trong năm nay, trong khi Chỉ số MSCI World Index đã giảm gần 15%. Trái phiếu kho bạc Mỹ đã bán tháo trong 5 tuần qua sau quý I tồi tệ nhất được ghi nhận.

Chỉ số Bloomberg Dollar Index và Lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Chỉ số Bloomberg Dollar Index và Lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Trong khi đó, chỉ số Bloomberg Dollar Index đã tăng gần 7% trong năm nay, vượt qua mức cao đạt được vào tháng 3/2020 so với đồng euro và đồng yên.

Matt Maley, chiến lược gia thị trường tại Miller Tabak+ cho biết: “Với những gì đang diễn ra ở Ukraine và các vấn đề chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên lớn khi đồng đô la trở thành một nam châm, thậm chí còn lớn hơn trong thời kỳ khó khăn”.

Tiền tệ của các quốc gia đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa rút tiền khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu của họ khi lợi suất của Mỹ tăng.

Alvin Tan, chiến lược gia tại Royal Bank of Canada cho biết, các nền kinh tế mới nổi “mong manh” với thâm hụt tài khoản vãng lai, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương. Đồng đô la mạnh hơn “khuyến khích dòng vốn chảy ra từ các thị trường mới nổi và thắt chặt các điều kiện tài chính của các nền kinh tế mới nổi”.

"Với lợi suất của Mỹ vẫn tăng cao hơn và lo ngại ngày càng tăng về tăng trưởng toàn cầu chậm lại, đặc biệt là việc Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách Zero Covid nghiêm ngặt, đồng đô la tiếp tục mạnh lên trong môi trường này vì nó được coi là nơi trú ẩn an toàn”, Khoon Goh, chiến lược gia tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd. cho biết.

Tin bài liên quan