Tê giác điên húc người

Tê giác điên húc người

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ác như con tê giác.

Công viên quốc gia Serengeti ở cộng hòa Tanzania là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã nổi tiếng và lâu đời nhất ở châu Phi. Công viên này cùng với khu bảo tồn Ngorongoro tiếp giáp với nó tạo thành khu bảo tồn động vật rộng lớn nhất thế giới.

Ở giữa có một quang cảnh hùng vĩ là miệng núi lửa đã tắt Ngorongoro, ở độ cao 2.286 m, đường kính từ 15 - 20 km. Khu rừng này từ lâu là nơi ở của nhiều thế hệ người Masai chăn gia súc. Các đàn gia súc của họ dùng chung các đồng cỏ và vũng nước với các loài dã thú phong phú và đa dạng.

Công viên cũng là một trong số những nơi có sự tương tác giữa động vật ăn thịt - con mồi lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới. Công viên quốc gia Serengeti có diện tích 12.950 km2 và được xem là một trong những hệ sinh thái tự nhiên ít bị tác động nhất trên trái đất.

Có thể nói Serengeti là thiên đường đối với những người yêu thích động vật hoang dã, tuy nhiên không phải ai đến đây cũng đều nhận được những trải nghiệm thú vị, câu chuyện dưới đây là một ví dụ.

Theo như đoạn clip ghi hình như thấy, một du khách trong khi đang lái xe trên đường bất chợt đụng độ một chú tê giác to lớn. Mặc dù chủ nhân của chiếc xe ô tô sau đó đã dừng xe, tuy nhiên con vật vẫn hung hãn lao tới và bày tỏ thái độ vô cùng khó chịu trước sự xuất hiện của người lạ. Sau đó đã có khoảng thời gian ngắn con tê giác thăm dò và có phần dịu cơn giận lại. Nhưng, khi người du khách nổ máy để đi tiếp, con vật đã lại tiếp tục "tăng xông" và dùng chiếc sừng nhọn hoắt của mình để húc đổ chiếc xe ô tô. Rất may mắn, theo báo cáo của ban quản lý, vị du khách đen đủi gần như không bị thương tích sau vụ tấn công mà chỉ bị một vài vết bầm tím.

Hiện chưa rõ điều gì khiến con tê giác nổi giận, con vật này đã sống trong công viên 18 tháng qua và vẫn đang tập thích nghi với môi trường xung quanh.

Theo nhiều khảo sát, các chuyên gia ước tính số lượng cá thể của loài này chỉ còn khoảng 29.000 cá thể ở thời điểm hiện tại, đã giảm đi rất nhiều lần so với con số 500.000 cá thể vào đầu thế kỷ 20. Lý do chính dẫn đến việc này là do tình trạng săn bắn bất hợp pháp với quy mô lớn, với mục đích lấy sừng của chúng. Trung bình, cứ 12 tiếng lại có một cá thể tê giác bị giết hại trên thế giới và như vậy trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 730 cá thể tê giác bị giết chỉ để đáp ứng nhu cầu về sừng tê giác tại một số quốc gia châu Á.

Tin bài liên quan