Theo dấu cổ phiếu chiến thắng thị trường

Theo dấu cổ phiếu chiến thắng thị trường

(ĐTCK) Tính từ đầu năm tới nay, trên cả 2 sàn, có hàng trăm cổ phiếu có mức tăng giá mạnh hơn mức phục hồi của 2 chỉ số chứng khoán.

Trong đó, nhóm cổ phiếu cho khả năng sinh lời tốt nhất lại thuộc về những cổ phiếu giá thấp nhất và không hẳn là những doanh nghiệp có triển vọng phục hồi tốt nhất.

 

Cuộc đua của cổ phiếu giá thấp

Xét về nhóm ngành, các cổ phiếu BĐS, xây lắp, vật liệu xây dựng, khoáng sản và tài chính chứng khoán chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhóm các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Trên sàn HOSE, cổ phiếu SC5 của CTCP Xây dựng số 5 ở vị trí quán quân với mức tăng giá 140%. Phía sau SC5 là một loạt cổ phiếu BĐS, xây lắp khác, từ nhóm có thương hiệu như ITA (tăng 73,85%), DIG (tăng 66,68%), KBC (tăng 58,62%), HAG (tăng 56,92%) tới các “chú lùn” như NVT (tăng 73,68%), VPH (tăng 61,9%)…

Tương tự, trên sàn HNX, dẫn đầu là cổ phiếu ORS của CTCK Phương Đông với mức tăng giá 121%. Một loạt các cổ phiếu nhóm CTCK cũng có mức tăng ấn tượng như WSS, VIG (cùng mức tăng 83,33%), APS (tăng 80%), SHS (tăng 75%). Các cổ phiếu dòng xây lắp, vật liệu không tỏ ra thua kém như SDS (tăng 96,08%), TDN (tăng 95,83%), SD8 (tăng 95,65%), CIC (tăng 89,47%)…

Có thể thấy, hầu hết các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2012 tới nay đều là những cổ phiếu giá “bèo”. Đơn cử tại HOSE, dù đã tăng giá tới 80% nhưng cổ phiếu VNE của Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam cũng chỉ mới có giá 5.700 đồng/CP; cổ phiếu NVT của CTCP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay tăng giá tới 73% nhưng cũng chỉ mới cán mức 3.300 đồng/CP. Tương tự, tại HNX, dù tăng giá gấp đôi nhưng cổ phiếu ORS vẫn chỉ có giá 3.100 đồng/CP, hay tăng giá tới 90% nhưng cổ phiếu CIC của CTCP Đầu tư và Xây dựng Cotec cũng chỉ mới đạt ngưỡng 3.600 đồng/CP. Xét rộng ra, trong Top 30 các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên cả 2 sàn thì số cổ phiếu có giá tầm 3, 4 chấm (như BMC, HAG, FLC..) chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

 Theo dấu cổ phiếu chiến thắng thị trường ảnh 1

Hợp lý và vô lý

Theo bình luận của một CTCK, NĐT mua vào mạnh khi thị trường tăng và sẵn sàng bán ra ngay khi nhận thấy thị trường chưa tìm ra động lực để bứt phá tiếp. Nếu nhìn vào thị giá thì nhiều cổ phiếu vẫn hấp dẫn khi thị giá hiện chỉ còn 30 - 40% mệnh giá trong khi công ty có thương hiệu, mạng lưới tốt. Nhưng nhìn vào hiệu quả kinh doanh thì không ít công ty

trong số này đã thua lỗ kéo dài nhiều quý. Thậm chí, có công ty BĐS sa lầy vào các khoản vay nợ lớn, ngay trong trường hợp lãi suất trở nên dễ thở hơn thì kết quả kinh doanh vẫn chỉ mang màu xám. Như thường lệ, khi thị trường phục hồi, cổ phiếu giá rẻ lại gánh vác trên vai nhiều kỳ vọng của NĐT.

Kỳ vọng này hợp lý và vô lý. Chẳng hạn với cổ phiếu khối chứng khoán, khi thị trường đảo chiều đi lên, NĐT nghĩ ngay đến chuyện CTCK được hoàn nhập dự phòng hoặc ghi nhận doanh thu nhiều hơn từ các dịch vụ môi giới, hỗ trợ tài chính cho khách hàng. Tương tự, với nhóm cổ phiếu BĐS, vật liệu, lúc trước do những khó khăn, bế tắc của môi trường kinh doanh, công ty BĐS đã thua lỗ kéo dài, áp lực các khoản vay nợ lớn… thì khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt, NĐT mua vào với kỳ vọng các khó khăn sẽ phần nào được tháo gỡ.

Nhưng điều đáng lưu ý trong sự phục hồi của nhóm cổ phiếu chứng khoán vừa qua, cổ phiếu của các CTCK nhỏ như ORS, WSS, APS lại có mức phục hồi tốt nhất. Xét về mức đại chúng hóa, cổ đông các CTCK này “cô đặc” hơn nhiều so với nhóm có thương hiệu như SSI, KLS, VND. Bên cạnh yếu tố giá thấp, cơ cấu cổ đông nhỏ cũng giúp việc đầu cơ trở nên dễ hơn. Điều tương tự với nhóm cổ phiếu BĐS khi mức tăng giá của các “đại gia” như HAG, KBC thua kém hẳn các cổ phiếu nhỏ như VPH, NVT, dù xét về khả năng tồn tại và phục hồi, rõ ràng, nhóm DN bất động sản có thương hiệu vẫn có “cửa” hơn.

Và cũng cần lưu ý, trong top những cổ phiếu tăng giá mạnh lần này, có sự trở lại mạnh mẽ của nhiều cổ phiếu “tai tiếng” trong quá khứ như SC5 (với bài phân tích bất hủ “EPS 3 năm tới đạt 52.000 đồng” của một “đội lái”); VPH (nắm giữ kỷ lục tăng trần 29 phiên liên tục khi chào sàn). Đầu cơ là một phần của cuộc chơi trên thị trường và những NĐT kiếm tiền nóng buộc phải chấp nhận rủi ro như một giả thiết cho rằng nhóm cổ phiếu BĐS, chứng khoán được đánh lên mạnh nằm trong một âm mưu đẩy giá thoát hàng.

STT

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất từ ngày 2/1 tới  9/3

HOSE

HNX

Thị giá

% tăng giá

Thị giá

% tăng giá

1

SC5

19.500

140.74 %

ORS

  3.100

121.43 %

2

KSA

  8.500

112.50 %

SDS

10.000

  96.08 %

3

PTC

  7.500

  97.37 %

TDN

14.100

  95.83 %

4

BGM

  7.500

  82.93%

SD8

  4.500

  95.65 %

5

VNE

  5.400

  80.00 %

LDP

28.900

  91.39 %

6

ITA

11.300

  73.85 %

CIC

  3.600

  89.47 %

7

NVT

  3.300

  73.68 %

TC6

16.000

  88.24 %

8

AGR

  7.400

  68.18 %

THT

16.500

  87.50 %

9

STT

  5.700

  67.65 %

VCC

10.800

  86.21 %

10

HU1

12.700

  67.11 %

V15

  5.100

  85.95 %