Thị trường tài chính 24h: Chu kỳ thanh toán T+2 có khả năng áp dụng từ cuối tháng 8

Thị trường tài chính 24h: Chu kỳ thanh toán T+2 có khả năng áp dụng từ cuối tháng 8

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index thêm một phiên tăng nhẹ; Nợ xấu phân hóa; Toàn cảnh bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết; Ngóng ngày T; ECB bơm hàng tỷ euro vào các nền kinh tế yếu hơn trong khu vực…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 9/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã giảm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,20 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 12,8 USD lên 1.789,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần rung lắc nhẹ quanh 1.790 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,02 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 3.176 đồng/USD, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.250 – 23.530 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 23.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã đuối sức và lui về 23.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,70 USD (-0,77%), xuống 90,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,55 USD (-0,57%), xuống 96,20 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Sau phiên sáng chạm mốc kháng cự 1.262 điểm, thị trường chịu sức ép ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều khiến VN-Index trượt về sắc đỏ.

Dù vậy, lực cầu quay trở lại và đưa chỉ số về lại mốc 1.260 điểm, trước khi để tuột mốc này khi đóng cửa do thiếu vắng sự dẫn dắt dòng tiền.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dòng tiền hướng vào một số cổ phiếu như PTL, QBS, TCD, NVT, TGG, TNT, SAM, TCD, OGC, giúp các mã này tăng kịch trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,95 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 67,29 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/8: VN-Index tăng 2,1 điểm (+0,17%), lên 1.258,85 điểm; HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,03%), lên 301,41 điểm; UpCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,58%), lên 92,86 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích lên từ sớm nhưng đã thu hẹp đà tăng và đóng cửa ít thay đổi trong ngày thứ Hai (8/8), khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi chỉ số CPI tháng 7 sắp được công bố, trong khi cảnh báo doanh thu từ Nvidia nhắc nhở các nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ đang chậm lại.

Giao dịch trở nên thận trọng hơn khi các nhà đầu tư chờ dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng sẽ có trong ngày mai, để đánh giá liệu Fed có thể giảm bớt những hành động diều hâu trong cuộc chiến chống lạm phát và tạo cơ hội tốt hơn cho nền kinh tế hồi phục hay không.

Kết thúc phiên 8/8, chỉ số Dow Jones tăng 29,07 điểm (+0,09%), lên 32.832,54 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,13 điểm (-0,12%), xuống 4.140,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 13,10 điểm (-0,10%), xuống 12.644,46 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, các báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém của các cổ phiếu lớn đã đè nặng lên thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,88% xuống 27.999,96 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,73% xuống 1.937,02 điểm.

Phiên này, cổ phiếu công nghệ là lĩnh vực hoạt động kém nhất, giảm 2,33%. Trong khi ngành duy nhất tăng giá là năng lượng, tăng 1,44%.

Cổ phiếu Japan Steel Works Ltd và Tokyo Electron Ltd mất nhiều nhất ở mức 9,17% và 8,25%, sau khi công bố lợi nhuận vào ngày hôm qua.

Đáng chú ý là SoftBank Group Corp đã giảm 7,02%, sau khi thông báo cắt giảm việc làm tại Vision Fund sau khi báo lỗ kỷ lục hơn 23 tỷ USD trong quý vừa qua.

Công ty phần mềm bảo mật Trend Micro Inc là công ty hoạt động tốt nhất, tăng 13,49% khi có thông tin rằng ValueAct Capital Partners đã mua 8,7% cổ phần.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng và năng lượng mới, nhưng mức tăng bị chặn lại do dịch Covid-19 đang bùng phát và căng thẳng với Mỹ đè nặng lên tâm lý thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,32% lên 3.247,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,2% lên 4.156,29 điểm.

Phiên này, cổ phiếu năng lượng tăng gần 3%, trong đó công ty khai thác than tăng 3,5%.

Lĩnh vực năng lượng mới tăng 2,2%, với các công ty quang điện tăng 3,2% và ô tô năng lượng mới tăng 1,1%.

Dữ liệu cho thấy doanh số bán xe du lịch tổng thể của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước lên 1,84 triệu chiếc, và doanh số bán xe điện chiếm 26,4% tổng doanh số và tăng 117,3%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát khiến có thêm nhiều nơi nhanh lệnh phong tỏa.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,21% xuống 20.003,44 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,39% xuống 6.794,77 điểm.

Các vụ phong tỏa mới lẻ tẻ ở các thành phố bao gồm Ma Cao và phía nam tỉnh Hải Nam đã làm đảo lộn các dự báo kinh tế và triển vọng phục hồi kinh tế.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật chống biến đổi khí hậu đã thúc đẩy cổ phiếu của các nhà sản xuất pin.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 10,36 điểm, tương đương 0,42% lên 2.503,46 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, công ty công nghệ khổng lồ Samsung Electronics giảm 1,32% và SK Hynix giảm 1,25%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 2,35%.

Kết thúc phiên 9/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 249,28 điểm (-0,88%), xuống 27.999,96 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,50 điểm (+0,32%), lên 3.247,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 42,33 điểm (-0,21%), xuống 20.003,44 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 10,36 điểm (+0,42%), lên 2.503,46 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nợ xấu phân hóa

Nhiều ngân hàng có nợ xấu gia tăng, nhưng không ít nhà băng khác giảm được nợ xấu, nhất là nợ tái cơ cấu..>> Chi tiết

- Ngóng ngày T

Chu kỳ thanh toán T+2 sắp được đẩy lên sớm hơn, giới đầu tư gọi là T+1,5, có khả năng áp dụng từ cuối tháng 8/2022..>> Chi tiết

- Toàn cảnh bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết

Lợi nhuận ròng thị trường quý II/2022 của các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên 3 sàn tăng trưởng 13,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng 36,7% so với cùng kỳ trong quý I/2022..>> Chi tiết

- Tăng độ “mịn” cho chứng khoán phái sinh

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán DNSE cho rằng, cần sớm xây dựng cơ chế để sản phẩm chứng quyền có đảm bảo giao dịch trong ngày tương tự như hợp đồng phái sinh..>> Chi tiết

- ECB bơm hàng tỷ euro vào các nền kinh tế yếu hơn trong khu vực

Bất chấp nỗ lực chống lại lạm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn tung tiền mua trái phiếu của các quốc gia có tình hình tài chính yếu kém của khối để chống lại rủi ro phân mảnh..>> Chi tiết

Tin bài liên quan