Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 28/7 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 119,60 – 121,10 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 31 USD xuống mức 3.360 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và lùi về 3.340 USD/ounce và rung lắc nhẹ cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 98,21 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 25.182 đồng/USD, tăng 18 đồng so với ngày cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 26.000 – 26.360 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm tăng từ 118.100 USD lên 119.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tăng tiếp lên trên 120.000 USD, trước khi đảo chiều giảm về 118.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,52 USD (+0,80%), lên 665,68 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,56 USD (+0,82%), lên 69,00 USD/thùng.
VN-Index tăng hơn 26 điểm
Bỏ qua những lo ngại về việc thị trường đang tăng nóng và cần có những nhịp nghỉ để lấy đà bước tiếp, tâm lý nhà đầu tư hưng phấn ngay từ sớm với dòng tiền ồ ạt chảy mạnh.
Trong đó, nhận lực cầu tốt nhất là nhóm ngân hàng và chứng khoán, cùng hàng loạt mã vừa và nhỏ từ nhóm cổ phiếu bất động sản cũng khoe sắc tím, kéo VN-Index tăng vọt tới hơn 26 điểm khi đóng cửa và ghi nhận mức đỉnh mới tại gần 1.560 điểm. Thanh khoản ghi nhận đạt hơn 50.000 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch 28/7: VN-Index tăng 26,29 điểm (+1,72%), lên 1.557,42 điểm; HNX-Index tăng 9,23 điểm (+3,63%), lên 263,79 điểm; UPCoM-Index tăng 1,17 điểm (+1,11%), lên 106,94 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (25/7) hỗ trợ bởi mùa báo kết quả kinh doanh tích cực và những thông tin về đàm phán thương mại khả quan giữa Mỹ với các đối tác lớn.
Theo dữ liệu, hơn 82% trong số 169 công ty thuộc S&P 500 cho đến nay đã công bố kết quả kinh doanh quý II đều vượt kỳ vọng của thị trường.
Mặt khác, các thoả thuận gần đây giữa Mỹ và các đối tác thương mại đã giúp thúc đẩy thị trường lên những tầm cao mới.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 1,3%, S&P 500 tăng 1,5% và Nasdaq Composite tăng 1%.
Kết thúc phiên 25/7: Chỉ số Dow Jones tăng 208,01 điểm (+0,47%), lên 44.901,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,29 điểm (+0,40%), lên 6.388,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 50,36 điểm (+0,24%), lên 21.108,32 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời sau một đợt phục hồi gần đây và chuyển trọng tâm sang một số báo cáo kết quả kinh doanh.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,1% xuống 4.998,27 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,72% xuống 2.930,73 điểm.
Thị trường gặp áp lực chốt lời sau khi chỉ số Nikkei 225 đã leo lên mức cao nhất trong một năm vào tuần trước, với động lực lớn nhất từ việc Nhật Bản và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại.
Chứng khoán Trung Quốc tăng trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ đang diễn ra.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,12% lên 3.597,94 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,21% lên 4.135,82 điểm.
Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ gia hạn thỏa thuận tạm ngừng áp thuế quan thêm ba tháng nữa trong vòng đàm phán tiếp theo đang diễn ra tại Thụy Điển. Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/7.
Trong khi đó, dữ liệu được công bố vào cuối tuần cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã giảm 1,8% trong nửa đầu năm, phản ánh áp lực giảm phát tiếp diễn và bất ổn thương mại kéo dài.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi các nhà đầu tư kỳ vọng việc tạm dừng thuế quan Mỹ-Trung sẽ được kéo dài và sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đồng ý về một thỏa thuận thương mại, các động thái có thể ngăn nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,68% lên 25.562,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,29% lên 9.177,15 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi Samsung Electronics nhảy vọt nhờ hợp đồng cung cấp với Tesla, trong khi thị trường chung đang tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại giữa nước này với Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 13,47 điểm, tương đương 0,42% lên 3.209,52 điểm.
Bộ trưởng Tài chính Koo Yun-cheol dự kiến sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào thứ Năm trong một nỗ lực để đảm bảo sẽ có một khung thỏa thuận thương mại, trước khi thuế quan có đi có lại của Mỹ có hiệu lực sau ngày 1/8.
Trong khi đó, cổ phiếu nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 6,83%, đạt mức cao nhất kể từ ngày 3/9/2024 nhờ thỏa thuận trị giá 16,5 tỷ USD với Tesla.
Kết thúc phiên 28/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 457,96 điểm (-1,10%), xuống 40.988,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,28 điểm (+0,12%), lên 3.597,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 173,78 điểm (+0,68%), lên 25.562,13 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 13,47 điểm (+0,42%), lên 3.209,52 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Kích cầu tín dụng tại cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm
Lợi nhuận của một số công ty tài chính tiêu dùng tăng mạnh trở lại và nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân dự báo tăng trong cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm 2025..>> Chi tiết
- Tận dụng các nhịp điều chỉnh để giải ngân
Chỉ số VN-Index duy trì được đà tăng với mô hình điều chỉnh ngắn hạn rồi phục hồi nhanh chóng, được hỗ trợ bởi xu hướng “mua khi điều chỉnh” liên tục..>> Chi tiết
- Bước ngoặt mới của thị trường chứng khoán
Sau 25 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận nhiều thành tựu. Với nền tảng hạ tầng hiện đại và kỳ vọng được nâng hạng trong năm nay, thị trường đang đứng trước bước chuyển mình quan trọng để thu hút dòng vốn dài hạn và phát triển bền vững hơn..>> Chi tiết
- “Bệ đỡ” chính sách cho dòng vốn mới
Trong bối cảnh Chính phủ quyết tâm đưa đất nước phát triển bứt phá, nhiều chính sách mới ra đời đang tạo “bệ đỡ” quan trọng cho sự tham gia của các dòng vốn mới..>> Chi tiết