Thị trường tài chính 24h: Cơ hội sinh lời trên thị trường chứng khoán trở nên “khó tìm hơn”

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội sinh lời trên thị trường chứng khoán trở nên “khó tìm hơn”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Tỷ giá còn chịu nhiều áp lực; Sóng ngắn lướt nhanh; "Đây là thời điểm lựa chọn hàng chuẩn bị cho cơ hội mới"; Fed sẽ mạnh tay hơn trong cuộc chiến với lạm phát…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/7 tăng 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,30 – 66,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt cuối tuần qua tại Mỹ tăng 8,1 USD/ounce lên 1.727,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục nhẹ và lên gần 1.735 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,33 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.207 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.250 – 23.530 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 22.500 22.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục suy yếu dần và về gần 22.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,99 USD (+1,05%), lên 95,69USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,26 USD (+1,22%), lên 104,46 USD/thùng.

VN-Index thêm một phiên giảm nhẹ

Sau phiên sáng ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều không có trợ lực nào xuất hiện, giao dịch tiếp tục cầm chừng và yếu ớt, thanh khoản thấp, VN-Index theo đó chỉ loay hoay dưới tham chiếu ngay gần 1.190 điểm cho đến khi đóng cửa.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số giao dịch sôi động với HAX, ST8, VNS, VRC, khi đều tăng kịch trần.

Đáng chú ý không kém là sự trở lại mạnh mẽ của cặp đôi HAG-HNG, với HNG +6,7%, khớp hơn 12 triệu đơn vị và HAG +5,1%, khớp hơn 17,7 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 5,08 triệu đơn vị, nhưng về giá trị lại vẫn mua ròng 126,92 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/7: VN-Index giảm 6,26 điểm (-0,52%), xuống 1.188,5 điểm; HNX-Index giảm 3,46 điểm (-1,2%), xuống 285,38 điểm; UpCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,55%), xuống 88,35 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall điều chỉnh trong phiên thứ Sáu (22/7), khi thu nhập đáng thất vọng từ Snap khiến các nhà đầu tư kinh ngạc và các công ty công nghệ quảng cáo giảm.

Trong phiên cuối tuần, Snapchat đã công bố mức tăng trưởng doanh số một quý yếu nhất từ ​​trước đến nay với tư cách là một công ty đại chúng, khiến cổ phiếu của Snapchat giảm gần 40%.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát hôm thứ Sáu cho thấy chỉ số PMI hoạt động kinh doanh của Mỹ chỉ ở mức 47,5 điểm, mức giảm lần đầu tiên trong gần hai năm vào tháng 7, làm gia tăng mối lo ngại về một nền kinh tế suy yếu do lạm phát cao, lãi suất tăng và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm.

Kết thúc phiên 22/7, chỉ số Dow Jones giảm 137,61 điểm (-0,43%), xuống 31.899,29 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 37,32 điểm (-0,93%), xuống 3.961,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 225,50 điểm (-1,87%), xuống 11.834,11 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do ảnh hưởng từ sự suy yếu của Phố Wall trong phiên trước và động thái thận trọng của thị trường khi chờ đợi dữ liệu GDP của Mỹ và cuộc họp của Fed trong tuần này.

Đóng cửa, Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,77% xuống 27.699,25 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,65% xuống 1.943,21.

Các nhà đầu tư hiện đang tập trung vào cuộc họp của Fed và dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý II của Mỹ trong tuần này. Trong khi Fed dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, dữ liệu GDP có khả năng bị âm trở lại.

Phiên này, cổ phiếu của nhà sản xuất linh kiện điện Yaskawa Electric Corp là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225 khi giảm 4,06%, tiếp theo là Eisai Co Ltd, mất 3,74% và Nikon Corp giảm 3,08%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp do Covid-19 bùng phát và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù các công ty bất động sản tăng mạnh sau khi một nguồn tin nói với Reuters rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,6% xuống 3.250,39 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip cũng giảm 0,6% xuống 4.212,64 điểm.

Trung Quốc đã báo cáo 800 trường hợp nhiễm Covid-19 mới vào Chủ nhật, gây thêm căng thẳng cho đà hồi phục kinh tế vốn đang mong manh của nước này.

Có thông tin rằng, Trung Quốc sẽ thành lập một quỹ bất động sản để giúp các nhà phát triển giải quyết cuộc khủng hoảng nợ cao. Mục tiêu của quỹ này rơi vào khoảng 300 tỷ nhân dân tệ (44,4 tỷ USD), theo một quan chức ngân hàng nhà nước có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này.

Chứng khoán Hồng Kông giảm do chịu tác động mạnh của các cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,22% xuống 20.562,94 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprise mất 0,42% xuống 7.077,09 điểm.

Các công ty công nghệ khổng lồ niêm yết tại Hồng Kông giảm 1,4%, trong đó các cổ phiếu lớn ảnh hưởng đến chỉ số là Alibaba, Tencent và Meituan giảm từ 1,7% đến 2,5%.

Trong khi đó, cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc đã phủ nhận một báo cáo của Financial Times rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch sắp xếp các công ty Trung Quốc niêm yết tại phố Wall thành các nhóm dựa trên độ nhạy cảm của dữ liệu mà họ nắm giữ, giúp họ tuân thủ các quy tắc của Mỹ.

Chứng khoán Hàn Quốc nhích lên, khi các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy định giá cổ phiếu bluechip hấp dẫn sau đợt giảm gần đây.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 10,55 điểm, tương đương 0,44% lên 2.403,69 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Kakao tăng 1,25%, Hyundai Motor tăng 2,62%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 2,36%.

Kết thúc phiên 25/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 215,41 điểm (-0,77%), xuống 27.699,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 19,59 điểm (-0,60%), xuống 3.250,39 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 46,20 điểm (-0,22%), xuống 20.562,94 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 10,55 điểm (+0,44%), lên 2.403,69 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tỷ giá còn chịu nhiều áp lực

Việc chưa xác định được thời điểm và mức độ tăng lãi suất USD tiếp theo khiến tỷ giá USD-VND chịu nhiều áp lực thời gian tới..>> Chi tiết

- Sóng ngắn lướt nhanh

Gần đây, các đợt sóng trên sàn chứng khoán chỉ kéo dài 1 - 3 phiên, nên nhà đầu tư phải lựa chọn điểm mua cẩn trọng mới có thể chốt lời..>> Chi tiết

- "Đây là thời điểm lựa chọn hàng chuẩn bị cho cơ hội mới"

Trong bối cảnh thị trường giảm kéo dài từ đầu quý II, các cơ hội đầu tư sinh lời trên thị trường chứng khoán trở nên “khó tìm hơn”, nhà đầu tư đang chuyển đổi trạng thái fomo, mua không cần nghĩ cũng thắng, sang thận trọng hơn, toan tính hơn, cũng như có những kỳ vọng cũng phải thực tế hơn..>> Chi tiết

- Fed sẽ mạnh tay hơn trong cuộc chiến với lạm phát

Lạm phát ngày càng tồi tệ, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ thảo luận về một đợt tăng lãi suất 1%/năm vào tuần cuối tháng 7 này..>> Chi tiết

Tin bài liên quan