Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền sẽ tích cực hơn ở giai đoạn nửa cuối năm

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền sẽ tích cực hơn ở giai đoạn nửa cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng: Cần đi từ gốc; Săn tin tốt từ đại hội; Nhịp “rũ bỏ” sẽ thu hút dòng tiền; Mong manh dòng tiền; Các lợi ích kinh tế và rủi ro địa chính trị thúc đẩy quá trình phi đô la hóa…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 24/4 tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày đã giảm trở lại 50.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,40 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giảm 21,4 USD xuống 1.983,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp về gần 1.975 USD, nhưng đã dần hồi phục và lên gần 1.985 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,65 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.636 đồng/USD, tăng 2 đồng so cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.310 – 23.650 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang và kết phiên tại 27.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,22 USD (-0,28%), xuống 77,65 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,32 USD (-0,39%), xuống 81,34 USD/thùng.

VN-Index về gần 1.040 điểm

Thị trường đã test thành công mốc 1.040 điểm khi VN-Index nhanh chóng bật hồi ngay khi thủng ngưỡng hỗ trợ trên, với tâm điểm hướng tới nhóm ngân hàng.

Đà tăng khá mong manh khiến VN-Index nhanh chóng trở lại trạng thái rung lắc, liên tục chuyển sắc trong phiên chiều. Diễn biến phân hóa ở thị trường chung và nhóm VN30 nói riêng là nguyên nhân chính tạo trạng thái lình xình giằng co trong biên độ hẹp của chỉ số chung.

Trong tuần, thanh khoản trên sàn HOSE chỉ đạt tổng cộng 43.634,33 tỷ đồng, giảm mạnh 31,9% so với tuần trước đó, tổng khối lượng giao dịch cũng giảm tới 34,24%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 27,81 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 245,35 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/4: VN-Index giảm 1,55 điểm (-0,15%) xuống 1.041,36 điểm; HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,08%) xuống 206,76 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,13%) xuống 77,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích nhẹ trong phiên thứ Sáu (21/4), khi giới đầu tư giao dịch thận trọng trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I.

Tính đến sáng ngày thứ Sáu, có 76% số công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận cho đến nay có EPS cao hơn dự báo từ các chuyên gia phân tích, theo dữ liệu FactSet.

Mùa báo cáo lợi nhuận sẽ tiếp diễn vào tuần tới với kết quả công bố từ các công ty công nghệ lớn Amazon, Alphabet, Meta Platforms và Microsoft.

Trong tuần, Dow Jones giảm 0,23%, S&P 500 giảm 0,1%, Nasdaq Composite mất 0,42%.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Dow Jones tăng 22,34 điểm (+0,06%), lên 33.808,96 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,73 điểm (+0,09%), lên 4.133,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,90 điểm (+0,11%), lên 12.072,46 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi giới đầu tư thận trọng hướng tới báo cáo thu nhập các doanh nghiệp và cuộc họp ngân hàng trung ương sẽ diễn ra vào cuối tuần.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,1% lên 28.593,52 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,11% lên 2.037,34 điểm điểm.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ có cuộc họp chính sách vào thứ Sáu, với thống đốc mới Kazuo Ueda chủ trì cuộc họp đầu tiên của mình.

"Rất có khả năng các nhà đầu tư chứng khoán Nhật Bản sẽ chuyển sang lập trường đứng ngoài quan sát, Các động thái có thể sẽ tương đối im lặng”, Maki Sawada, chiến lược gia tại Nomura Securities, cho biết.

Phiên này, cổ phiếu vận tải hàng không là ngành hoạt động hàng đầu trong số 33 lĩnh vực của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, tăng 2,93%, với ANA Holdings tăng 3,74%, Peer Japan Airlines tăng 1,95%.

Các nhà khai thác đường sắt cũng hoạt động tốt trong bối cảnh triển vọng thu nhập du lịch được cải thiện, sau khi số liệu tuần trước cho thấy sự gia tăng du khách nước ngoài. West Japan Railway Co dẫn đầu mức tăng của ngành, tăng 2,2%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm phiên thứ tư liên tiếp, bị đè nặng bởi những lo ngại kéo dài về tính bền vững của sự phục hồi kinh tế, bất chấp dự báo lạc quan hơn từ các ngân hàng toàn cầu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,78% xuống 3.275,41 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,24 xuống 3.982,64 điểm.

Các nhà đầu tư đang nhìn xa hơn vào kết quả kinh doanh quý đầu tiên của các công ty để tìm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc thực sự đang đứng trên đôi chân của mình.

Tăng trưởng kinh tế 4,5% của Trung Quốc trong quý đầu tiên đã đánh bại kỳ vọng, nhưng "hiệu ứng cơ bản thuận lợi sẽ mờ dần" trong nửa cuối năm, trong khi "nền kinh tế vẫn được đặc trưng bởi tốc độ phục hồi không đồng đều", DBS viết trong một lưu ý cho khách hàng.

Theo đó, doanh số bán lẻ và sản xuất đang tăng dần; Đầu tư khu vực công đã tăng, nhưng tăng trưởng đầu tư tư nhân yếu đi, và triển vọng nhu cầu bên ngoài là không chắc chắn, ngân hàng này cho biết.

"Sự không chắc chắn về sự phục hồi của thị trường bất động sản là một yếu tố chính kìm hãm thị trường ngay bây giờ. Tôi nghĩ thị trường đang đặt câu hỏi về sức tiêu dùng bền vững như thế nào nếu bất động sản không phục hồi", Qi Wang, đồng sáng lập và CIO của MegaTrust Investment (HK) cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm với tâm lý e ngại về các dấu hiệu trái chiều của sự phục hồi nền kinh tế tại Đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,58% xuống 19.959,94 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,46% xuống 6.733,14 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh lo ngại địa chính trị và thận trọng trước báo cáo thu nhập của các công ty lớn.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 20,89 điểm, tương đương 0,82%, xuống 2.523,51 điểm.

Các nhà sản xuất chip và sản xuất ô tô chủ chốt của Hàn Quốc dự kiến sẽ báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên trong năm vào cuối tuần này.

Những lo ngại về địa chính trị gia tăng, sau phát biểu của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tuần trước về căng thẳng ở eo biển Đài Loan, nói rằng chính phủ Hàn Quốc "hoàn toàn phản đối" nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Kết thúc phiên 24/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 29,15 điểm (+0,10%), lên 28.593,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,84 điểm (-0,78%), xuống 3.275,41 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 115,79 điểm (-0,58%), xuống 19.959,94 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 20,90 điểm (-0,82%), xuống 2.523,50 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng: Cần đi từ gốc

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn hơn bắt nguồn từ thị trường bất động sản là rất cần thiết, nhưng vấn đề không chỉ là tìm cách phục hồi thị trường, mà còn cần ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính..>> Chi tiết

- Săn tin tốt từ đại hội

Theo thống kê, vào các tháng 4, VN-Index có xác suất tăng điểm hơn 50% trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam..>> Chi tiết

- Nhịp “rũ bỏ” sẽ thu hút dòng tiền

Lực bán không còn quyết liệt, nếu VN-Index xuất hiện nhịp “rũ bỏ” thì sẽ thu hút được dòng tiền..>> Chi tiết

- Mong manh dòng tiền

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán vẫn đang thận trọng, nhưng kỳ vọng sẽ tích cực hơn ở giai đoạn nửa cuối năm, khi những chính sách hỗ trợ thẩm thấu vào nền kinh tế và phản ánh lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp..>> Chi tiết

- Các lợi ích kinh tế và rủi ro địa chính trị thúc đẩy quá trình phi đô la hóa

Những lời kêu gọi giảm dần sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thương mại đang ngày càng gia tăng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan