Thị trường tài chính 24h: Giá vàng quốc tế tăng sốc

Thị trường tài chính 24h: Giá vàng quốc tế tăng sốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Lọc rủi ro bằng lá phiếu chọn kiểm toán; Nhiệt điện: Nhà máy “nóng”, cổ phiếu “lạnh; FTSE giữ nguyên vị thế thị trường cận biên của Việt Nam; Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/3 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã đảo chiều giảm đúng 100.000/lượng, hiện đứng ở mức 79,00 – 81,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 38,3 USD lên 2.233,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nghỉ giao dịch do thị trường Hồng Kông đóng cửa nghỉ lễ.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,61 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.003 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.630 – 24.970 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên ngưỡng 70.600 USD thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt và về 69.650 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,82 USD (+2,24%), lên 83,17 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,59 USD (+1,86%), lên 87,00 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 6 điểm

Sau diễn biến đảo chiều giảm điểm của phiên sáng, áp lực bán thường trực khiến thị trường vẫn tiếp tục duy trì trạng thái chìm trong sắc đỏ trong phiên chiều.

Thị trường đã lặp lại chu kỳ sau 3 phiên tăng điểm sẽ đảo chiều giảm và VN-Index khép lại phiên giao dịch cuối tuần ngày 29/3 với mức giảm khá “an toàn” khi chỉ mất 6 điểm nhờ dòng tiền vẫn hoạt động khá mạnh mẽ với thanh khoản gần 1 tỷ USD.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 24,23 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 714,8 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/3: VN-Index giảm 6,09 điểm (-0,47%), xuống 1.284,09 điểm; HNX-Index giảm 1,33 điểm (-0,55%), xuống 242,58 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,09%), lên 91,57 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm (28/3), khi triển vọng cắt giảm lãi suất và xoay trục chính sách là động lực chính cho thị trường.

Dữ liệu ngày hôm nay cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trong quý cuối cùng của năm 2023 khi được điều chỉnh từ 3,2% lên 3,4%.

Kết thúc tháng giao dịch này, chỉ số Dow Jones tăng 2,1%, S&P 500 tăng 3,1% và Nasdaq Composite tăng gần 2%. Còn tính trong cả quý I/2024, Dow Jones tăng 5,6%, S&P 500 tăng 10,2% và Nasdaq Composite tăng 9,1%.

Kết thúc phiên 28/3: Chỉ số Dow Jones tăng 47,29 điểm (+0,12%), lên 39.807,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,86 điểm (+0,11%), lên 5.254,35 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,06 điểm (-0,12%), xuống 16.379,46 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi giới đầu tư nhận lực đỡ từ việc đồng yên đã trở nên ổn định sau khi chạm mức thấp nhất trong 34 năm vào phiên trước đó.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,50% lên 40.369,44 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,65% lên 2.768,62 điểm.

"Các nhà đầu tư vẫn thận trọng về khả năng can thiệp vào thị trường tiền tệ nhưng nhìn chung họ coi đồng yên yếu là một yếu tố tích cực đối với chứng khoán trong nước”, Fumio Matsumoto, chiến lược gia trưởng tại Okasan Securities cho biết.

Các cổ phiếu lớn đều tăng nhẹ với Fast Retailing tăng 0,92%, Tokyo Electron và Advantest tăng lần lượt 0,82% và 0,97%.

Lĩnh vực bất động sản tăng 3,12% để trở thành lĩnh vực hoạt động tốt nhất trong số 33 chỉ số phụ của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Trong đó, Mitsui Fudosan, Tokyo Tatemono và Sumitomo Realty &; Development nằm trong số năm công ty tăng tốt nhất trên Nikkei 225, tăng khoảng 4% mỗi cổ phiếu.

Lĩnh vực này đã tăng gần 18% trong tháng này, được củng cố bởi một cuộc khảo sát của chính phủ cho thấy giá đất đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 33 năm vào năm 2023.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, ngay khi nhóm các ngân hàng lớn thông báo lợi nhuận sụt giảm.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,01% lên 3.041,17 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,47% lên 3.537,48 điểm.

Thông tin đáng chú ý biên lợi nhuận thuần (NIM) của nhóm ngân hàng lớn "Big Five" thu hẹp, nhưng giá cổ phiếu đều tăng đã hỗ trợ thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch lễ Tuần Thánh.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày.

Đóng cửa, Chỉ số KOSPI tăng 0,81 điểm, tương đương 0,03% lên 2.746,33 điểm.

Kết thúc phiên 29/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 201,37 điểm (+0,50%), lên 40.369,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 30,50 điểm (+1,01%), lên 3.041,17 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,81 điểm (+0,03%), lên 2.746,63 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Đến ngày 25/3, tăng trưởng tín dụng đạt 0,26%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/3/2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 (cùng thời điểm năm 2023 tăng 2,17%), tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đến ngày 25/3 đạt 0,26% (cùng thời điểm năm 2023 tăng 1,99%)..>> Chi tiết

- Lọc rủi ro bằng lá phiếu chọn kiểm toán

Kiểm toán độc lập đóng vai trò thẩm định và xác nhận/hoặc từ chối xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đáng tiếc là, việc lựa chọn “bộ lọc” rủi ro này chưa được cổ đông, nhà đầu tư của nhiều doanh nghiệp dành sự quan tâm thích đáng..>> Chi tiết

- Nhiệt điện: Nhà máy “nóng”, cổ phiếu “lạnh

Các nhà máy nhiệt điện đang trong tình trạng “nóng máy” để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng từ thuỷ điện và sự thiếu ổn định của năng lượng tái tạo, nhưng cổ phiếu nhóm này vẫn trong trạng thái “nguội”..>> Chi tiết

- FTSE giữ nguyên vị thế thị trường cận biên của Việt Nam

Mặc dù nhấn mạnh động lực “kiên quyết” của Việt Nam nhưng FTSE cho biết họ cần thấy nhiều cải thiện hơn..>> Chi tiết

- Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ

Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/3, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng cao hơn mức ước tính trước đó trong quý IV/2023, được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và đầu tư vào các cấu trúc phi dân cư như nhà máy và cơ sở chăm sóc sức khỏe..>> Chi tiết

Tin bài liên quan