Thị trường tài chính 24h: Hồi sinh

Thị trường tài chính 24h: Hồi sinh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index có phiên hồi phục 13 điểm; Ngân hàng ngấm sâu khó khăn từ dịch bệnh; Nên làm gì khi bất đắc dĩ trở thành “chứng sỹ mù”?; Không cho sửa, hủy lệnh, vẫn có nhà đầu tư hưởng cơ chế "còi ưu tiên"; Nâng hạng thị trường, câu chuyện được chờ đợi; Chứng khoán châu Á đa số giảm; Giá dầu tiếp tục tăng trên 70 USD/thùng… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.  

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 9/6 giảm 50.000 đồng/lượng chiều so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,65 – 57,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 7,2 USD xuống 1.892,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi lại gần 1.895 USD/ounce, nhưng đã dần đi xuống và về dưới 1.890 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,08% xuống 90,00 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.107 đồng, giảm 23 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.860 - 23.060 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD (+0,31%), lên 70,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,27 USD (+0,37%), lên 72,49 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin dao động quanh mức cao nhất tại 33.849 USD và thấp nhất tại 31.035 USD trong ngày hôm qua, đến hôm nay đã hồi dần và leo lênh quanh 34.000 USD BTC/ounce vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

Bulltrap, hay chỉ là phiên hồi kỹ thuật?

Trong phiên sáng, sau khi bị đẩy xuống vùng hỗ trợ 1.310-1.315 điểm, thị trường đã bật trở lại nhờ dòng tiền có phần tự tin hơn.

Bước sang phiên chiều, bỏ qua nỗi sợ về bull trap, hay chỉ là phiên hồi kỹ thuật, dòng tiền bắt đáy lớn ở nhóm chứng khoán, ngân hàng, thép giúp VN-Index lên gần 1.340 điểm, mặc dù áp lực bán quay trở lại ở nửa sau của phiên đã khiến chỉ số không giữ được mức điểm này và đóng cửa về gần 1.330 điểm.

Nhóm ngân hàng, nổi bật nhất là LPB khi tăng kịch trần lên 31.250 đồng, ACB +5,6%, VIB +5,1%, STB +3,5%, HDB +3,4%, MBB +3,4%, CTG +3,1%, TCB và TPB cùng tăng 2,6%...

Nhóm chứng khoán tiếp tục bay cao, thậm chí nhiều mã như SSI, VCI, CTS, VDS, có lúc đã lên mức giá trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 19,62 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 656,28 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/6: VN-Index tăng 13,02 điểm (+0,99%), lên 1.332,9 điểm; HNX-Index tăng 10,49 điểm (+3,42%), lên 316,87 điểm; UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (+0,99%) lên 87,25 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall gần như đi ngang trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (8/6) khi thị trường đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng sẽ được công bố vào thứ Năm để tìm thêm manh mối liên quan đến lạm phát và cân nhắc ảnh hưởng của lạm phát đến thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.

Điểm nhấn trong phiên thuộc về nhóm “cổ phiếu meme” được thúc bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên diễn đàn Reddit.

Làn sóng dường như đang lan sang nhiều cổ phiếu khác, đặc biệt là Clover Health, một công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khoẻ và Wendy’s, chuỗi của hàng thức ăn nhanh. Cả hai cổ phiếu leo dốc lần lượt 85,8% và 25,8% trong phiên.

Kết thúc phiên 8/6, chỉ số Dow Jones giảm 30,42 điểm (-0,09%), xuống 34.699,82 điểm. Chỉ số S&P tăng 0,74 điểm (+0,02%), lên 4.227,26 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 43,19 điểm (+0,31%), lên 13.924,91 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu vận tải và chất bán dẫn, vốn đã có đợt tăng mạnh gần đây nhờ nhu cầu liên tục tăng trên toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,35% xuống 28.860,80 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,28% 1.957,14 điểm.

Phân ngành vận tải biển là ngành giảm mạnh nhất khi mất 3,33% do áp lực chốt lời, sau khi đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ với Kawasaki Kisen giảm 4,54%, Mitsui OSK Lines mất 3,59%.

Cổ phiếu Eisai Co tiếp tục là cái tên nóng nhất trên thị trường, khi tăng thêm 16,26%, một ngày sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một loại thuốc do Eisai Co và Biogen Inc hợp tác phát để điều trị bệnh Alzheimer từ gốc. Hôm qua, cổ phiếu Eisai Co tăng tới 19,4%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ sự thúc đẩy ở nhóm cổ phiếu than và tài nguyên.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,32% lên 3.591,40 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,08% lên 5.236,45 điểm.

Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng, bao gồm các công ty khai thác than tăng 3,23%, trong khi chỉ số ngành tài nguyên tăng 1,3%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do các công ty công nghệ suy yếu, sau khi chịu ảnh hưởng từ việc Mỹ thông qua một dự luật cải tổ sâu rộng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với công nghệ từ Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,13% xuống 28.742,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,23% xuống 10.704,75 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do các cổ phiếu công nghệ lớn suy yếu và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh, với tâm lý tránh đặt cược lớn trước dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố và cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,97% xuống 3.216,18 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ ba trong năm phiên gần nhất.

Trong số các cổ phiếu lớn, công ty công nghệ Samsung Electronics giảm 0,98% và SK Hynix giảm 3,92%. Nhà sản xuất pin LG Chem và gã khổng lồ internet Naver giảm lần lượt 0,74% và 1,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài quay sang bán ròng 329,5 tỷ won (295,67 triệu USD) cổ phiếu trị giá trên thị trường.

Kết thúc phiên 9/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 102,76 điểm (-0,35%), xuống 28.860,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 11,29 điểm (+0,32%), lên 3.591,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 38,75 điểm (-0,13%), xuống 28.742,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 31,65 điểm (-0,97%), xuống 3.216,18 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng ngấm sâu khó khăn từ dịch bệnh

Đại dịch diễn biến phức tạp khiến nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh, ăn mòn lợi nhuận của các ngân hàng..>> Chi tiết

- Nên làm gì khi bất đắc dĩ trở thành “chứng sỹ mù”?

Có nhiều yếu tố cho thấy rủi ro thị trường hiện đang ở mức cao, đặc biệt là việc phải giao dịch trong điều kiện ‘bị bịt mắt’. Nhà đầu tư nên tính tới phương án ‘thoát hàng’ khi giá xanh để bảo vệ tài sản của mình..>> Chi tiết

- Không cho sửa, hủy lệnh, vẫn có nhà đầu tư hưởng cơ chế "còi ưu tiên"

Cơ chế không cho hủy, sửa lệnh sau vài ngày áp dụng đang bộc lộ ra những vấn đề..>> Chi tiết

- Nâng hạng thị trường, câu chuyện được chờ đợi

Gần như là chắc chắn thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng trong kỳ xem xét của MSCI vào cuối tháng 6 này..>> Chi tiết

- Giá dầu tiếp tục tăng trên 70 USD/thùng trong bối cảnh cải thiện triển vọng nhu cầu

Giá dầu thô WTI đã kéo dài mức tăng trên 70 USD/thùng sau kỳ vọng báo cáo kho dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm, góp phần củng cố sự lạc quan xung quanh sự phục hồi của nhu cầu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan