Thị trường tài chính 24h: Một số chuyên gia đã chia sẻ cách lựa chọn danh mục cổ phiếu

Thị trường tài chính 24h: Một số chuyên gia đã chia sẻ cách lựa chọn danh mục cổ phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Lãi vay chịu áp lực tăng; Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thao túng thị trường trái phiếu; Cách lựa chọn danh mục để vượt qua các biến số; Cổ phiếu thủy sản ngược dòng; Giá năng lượng toàn cầu dự báo sẽ cao hơn… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/4 giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 68,15 – 68,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 11,5 USD/ounce xuống 1.921,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co mạnh quanh 1.925 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,49 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.100 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.730 – 23.010 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh về gần dưới 45.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục xu hướng giằng co và đứng tại 44.890 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,29 USD (+1,29%), lên 103,05 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,89 USD (+0,83%), lên 107,53 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index đảo chiều tăng nhẹ

Trong nửa đầu phiên sáng, thị trường chịu sức ép lớn, VN-Index bị đẩy xuống vùng 1.510 điểm và chỉ thu hẹp đà giảm sau đó đôi chút, dù có thời điểm trồi lên tham chiếu.

Bước vào phiên chiều, lực bán đã ồ ạt diễn ra, tại nhóm FLC, HQC, TTF, TGG, ASM, NVT, COM, OGC, DIG… khiến VN-Index thủng 1.510 điểm.

Dù vậy, lực mua được thúc đẩy ở nhóm VN30 kéo VN-Index tăng vọt và đóng đóng cửa với sắc xanh nhạt.

Nhóm ngân hàng là trợ lực lớn nhất với LPB +5%, VPB +4,3%, MBB +2,1%, VCB +1,9% lên, TCB và STB tăng hơn 1,7%.

Nhóm đầu cơ cao đều đồng loạt giảm sàn, như nhóm FLC (FLC, ROS), NVT, HQC, OGC, TTF, DIG và ASM.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ 0,05 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 271,53 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/4: VN-Index tăng 2,87 điểm (+0,19%), lên 1.522,9 điểm; HNX-Index giảm 9,27 điểm (-2,03%), xuống 446,83 điểm; UPCoM-Index giảm 0,86 điểm (-0,73%), xuống 116,84 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đi xuống trong phiên ngày thứ Ba (5/4), do sự yếu kém của các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng khác, sau khi nhận xét từ Thống đốc Fed, bà Lael Brainard khiến các nhà đầu tư lo sợ về các hành động diều hâu hơn của Fed để kiểm soát lạm phát.

Tại một hội nghị trực tuyến của chi nhánh Fed tại Minneapolis, Lael Brainard cho biết, bà hy vọng việc tăng lãi suất một cách có tính toán và cắt giảm nhanh chóng bảng cân đối kế toán của Fed sẽ đưa chính sách tiền tệ của Mỹ về "vị trí trung lập hơn" vào cuối năm nay, với việc thắt chặt hơn nữa khi cần thiết.

Kết thúc phiên 5/4, chỉ số Dow Jones giảm 280,70 điểm (-0,80%), xuống 34.641,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 57,52 điểm (-1,26%), xuống 4.525,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 328,39 điểm (-2,26%), xuống 14.204,17 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh nhất trong gần 4 tuần, do tác động từ phiên đêm qua trên phố Wall khi các bình luận diều hâu từ các quan chức Fed làm dấy lên lo lắng về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Đóng cửa,chỉ số Nikkei 225 mất 1,58% xuống 27.350,30 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,34% xuống 1.922,91 điểm.

Các chỉ số chính của Phố Wall suy yếu trong phiên đêm qua, sau khi Thống đốc Fed Lael Brainard, cho biết Fed cần cắt giảm nhanh bảng cân đối kế toán cùng với tăng lãi suất chuẩn.

Tại Nhật Bản, nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip Tokyo Electron đã kéo chỉ số Nikkei 225 xuống nhiều nhất, giảm 3,63%, tiếp theo là SoftBank Group, giảm 2,81%, Daikin Industries giảm 3,52%.

Lọc dầu là lĩnh vực duy nhất tăng trong số 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, tăng 1,35%.

Đáng chú ý, cổ phiếu Cosmo Energy Holdings đã tăng 13,44% sau khi quỹ đầu tư được hậu thuẫn bởi Yoshiaki Murakami mua 5,81% cổ phần của nhà nhập khẩu và lọc dầu thô này.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, nhưng tâm lý giới đầu tư suy giảm bởi làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán và một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động dịch vụ tháng 3 đã tăng với tốc độ chậm nhất trong hai năm.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,02% lên 3.283,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,29% xuống 4.263,84 điểm.

Chỉ số nhà quản trị dịch vụ (PMI), tập trung vào các công ty nhỏ ở các vùng ven biển, đã giảm xuống 42 điểm vào tháng 3 từ mức 50,2 điểm trong tháng trước, do sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 đã hạn chế khả năng di chuyển và đè nặng lên nhu cầu người dân.

“Các nhà đầu tư toàn cầu nên chú ý nhiều hơn đến các đợt đóng cửa của Trung Quốc,” các nhà phân tích của Nomura cho biết trong một lưu ý.

Một số thành phố của Trung Quốc đang bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, ảnh hưởng đến ước tính khoảng 193 triệu người, chiếm 22% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, theo khảo sát của riêng Nomura.

Chứng khoán Hồng Kông giảm sau khi thành phố Thượng Hải ở Đại lục báo cáo số ca nhiễm Covid-19 kỷ lục, cùng đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ gây ảnh hưởng xấu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,87% xuống 22.080,52 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,09% xuống 7.608,80 điểm.

Cổ phiếu các công ty công nghệ tại Hồng Kông đã mất 3,8%, sau khi tăng 5,4% trong phiên trước khi Trung Quốc nhượng bộ trong tranh chấp kiểm toán với Mỹ.

Trong đó, gã khổng lồ giao hàng thực phẩm Meituan giảm 3,7%, và ông lớn thương mại điện tử Alibaba Group giảm 5,4%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm cũng ảnh hưởng các bình luận diều hâu từ quan chức Fed làm gia tăng lo ngại về việc thắt chặt tiền tệ nhanh hơn.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 24,17 điểm, tương đương 0,88% xuống 2.735,03 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn công ty công nghệ khổng lồ Samsung Electronics giảm 1,01% và SK Hynix giảm 3%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution mất 1%.

Kết thúc phiên 6/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 437,68 điểm (-1,58%), xuống 27.350,30 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,71 điểm (+0,02%), lên 3.283,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 421,78 điểm (-1,87%), xuống 22.080,52 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 24,17 điểm (-0,88%), xuống 2.735,03 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi vay chịu áp lực tăng

Chi phí đầu vào tăng khi lãi suất tiết kiệm nhích dần, nên lãi suất cho vay không dễ được các ngân hàng điều chỉnh giảm theo định hướng của cơ quan quản lý..>> Chi tiết

- Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thao túng thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính cho biết, quan điểm Bộ Tài chính là tuân thủ, thượng tôn pháp luật, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật lợi dụng để thao túng thị trường chứng khoán thu lợi bất chính..>> Chi tiết

- Cách lựa chọn danh mục để vượt qua các biến số

Trong bối cảnh thông tin hiện nay, một số chuyên gia đã chia sẻ cách lựa chọn danh mục để hạn chế rủi ro do biến động ngắn hạn của thị trường..>> Chi tiết

- Cổ phiếu thủy sản ngược dòng

Giữa bối cảnh thị trường chung chịu áp lực điều chỉnh, nhóm cổ phiếu thủy sản vẫn bật tăng mạnh mẽ..>> Chi tiết

- Giá năng lượng toàn cầu dự báo sẽ cao hơn sau lệnh cấm vận than Nga của châu Âu

Châu Âu đang tham gia một canh bạc lớn với quyết định cấm nhập khẩu than từ Nga, điều này có khả năng khiến khu vực này dễ bị thiếu hụt và mất điện liên tục, trong khi phần còn lại của thế giới phải đối mặt với giá than tăng cao..>> Chi tiết

Tin bài liên quan