Thị trường tài chính 24h: Tỷ giá đang có xu hướng “giằng co”

Thị trường tài chính 24h: Tỷ giá đang có xu hướng “giằng co”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên trên 1.040 điểm; "Giằng co" tỷ giá!; Vốn ngoại, cánh én giữa mùa đông thanh khoản; "Tính công bằng, minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam đã được cải thiện”; Sự sụp đổ của SVB: Bài học từ việc coi nhẹ rủi ro từ các ngân hàng nhỏ… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 22/3 giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,45 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 38,4 USD xuống 1.941 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,09 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.617 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.350 – 23.690 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 28.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã đã gần như dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,52 USD (-0,75%), xuống 69,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,62 USD (-0,82%), xuống 74,70 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục tăng

Thị trường mở cửa duy trì sắc xanh, nhưng giao dịch khá ảm đạm khi cả bên bán và bên mua đều tỏ ra thận trọng.

Bước sang phiên chiều, giao dịch không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhờ sự khởi sắc của một số mã lớn như VCB và VHM nên VN-Index có lúc được kéo lên trên ngưỡng cản MA20 (1.040 điểm).

Tuy nhiên, do thiếu động lực nên chỉ số này không thể bứt phá đi lên, mà bị đẩy ngược trở lại, trước khi kịp đóng cửa ngay đường trung bình động ngắn hạn này.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,49 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 189 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/3: VN-Index tăng 8,11 điểm (+0,79%), lên 1.040,54 điểm; HNX-Index tăng 0,85 điểm (+0,42%), lên 203,96 điểm; UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,3%), lên 75,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Ba (21/3), khi lo ngại về khủng hoảng ngân hàng giảm bớt và các nhà đầu tư chuyển sự tập trung sang cuộc họp của Fed.

Giới đầu tư giờ đây chuyển hướng sang cuộc họp của Fed. Theo công cụ FedWatch của CME Group, nhà đầu tư hiện đang định giá khả năng 86% Fed sẽ nâng lãi suất thêm chỉ 0,25% kết thúc cuộc họp vào ngày 22/3, xác suất cho khả năng không nâng lãi suất là 13,6%.

Kết thúc phiên 21/3, chỉ số Dow Jones tăng 316,02 điểm (+0,98%), lên 32.560,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 51,30 điểm (+1,30%), lên 4.002,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 184,57 điểm (+1,58%), lên 11.860,11 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng tốt nhất trong hai tháng, khi các nhà đầu tư cảm thấy an tâm trước lời đảm bảo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rằng tiền gửi tại các tổ chức cho vay nhỏ hơn sẽ được bảo vệ an toàn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,93% lên 27.466,61 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,74% lên 1.962,93 điểm.

Nhóm cổ phiếu tài chính tăng 2,6%, lĩnh vực hoạt động tốt thứ hai sau mức tăng 2,7% của năng lượng.

Sự suy yếu mạnh của đồng yên chỉ sau một đêm cũng thúc đẩy thị trường chung, với việc các nhà sản xuất ô tô đều bật lên như Nissan tăng 3,9%. Honda tăng 2,9%, trong khi Toyota tăng 1,9%.

Nhà điều hành cửa hàng Uniqlo Fast Retailing là lực đỡ lớn nhất của Nikkei 225, đóng góp 49 điểm tích cực mức tăng 1,7%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, sau khi cổ phiếu ngành ngân hàng Mỹ tăng trở lại với hy vọng rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu hiện đã được ngăn chặn.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,31% lên 3.265,75 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,43% lên 3.999,44 điểm.

Trước quyết định lãi suất của Fed, tâm lý ưa rủi ro đã tăng lên, Michael Dyer, giám đốc đầu tư của M&G Investment cho biết và lần này rõ ràng Fed đang ở gần cuối chu kỳ thắt chặt hơn so với lúc bắt đầu.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự thay đổi quan trọng về cả lãi suất cuối cùng dự kiến ​​của Fed và khả năng cắt giảm vào cuối năm,” ông nói, nhưng nhấn mạnh rằng “sẽ thật ngây thơ khi cho rằng lạm phát không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa”.

Chứng khoán Hồng Kông tăng khi những lo ngại về khủng hoảng ngân hàng giảm bớt, trong khi các nhà giao dịch chờ đợi quyết định lãi suất của Fed vào cuối ngày hôm nay.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,73% lên 19.591,43 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,38% lên 6.639,99 điểm.

Chỉ số ngành ngân hàng tăng trở lại, với Standard Chartered tăng 3,7% và HSBC tăng 3,1%.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng khi Mỹ cam kết ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng rộng lớn hơn.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 28,61 điểm, tương đương 1,2% lên 2.416,96 điểm.

Các nhà đầu tư hiện đang tập trung vào kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào cuối ngày và dự kiến Fed ​​​​sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%.

Hầu hết các cổ phiếu lớn đều tăng, bao gồm các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến.

Kết thúc phiên 22/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 520,94 điểm (+1,93%), lên 27.466,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,10 điểm (+0,31%), lên 3.265,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 332,67 điểm (+1,73%), lên 19.591,43 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 28,61 điểm (+1,20%), lên 2.416,96 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- "Giằng co" tỷ giá!

Tỷ giá USD/VND đang có xu hướng “giằng co”, song được dự báo sẽ tăng, cộng với áp lực lạm phát đòi hỏi cơ quan quản lý phải sẵn sàng giải pháp ứng phó..>> Chi tiết

- Vốn ngoại, cánh én giữa mùa đông thanh khoản

Việc khối ngoại mua ròng liên tiếp trong 8 phiên giao dịch vừa qua như cánh én giữa mùa đông thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp điểm số thị trường không giảm sâu dưới tác động bất ổn của thị trường tài chính thế giới..>> Chi tiết

- "Tính công bằng, minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam đã được cải thiện giúp bảo vệ nhà đầu tư trước những biến động của thị trường"

Đây là phát biểu của ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Hội thảo “Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán 2021-2030 - Những thách thức và tầm nhìn” diễn ra sáng 21/3..>> Chi tiết

- Sự sụp đổ của SVB: Bài học từ việc coi nhẹ rủi ro từ các ngân hàng nhỏ

Sự đổ vỡ của Silicon Valley Bank chỉ ra sai lầm của giới chức Mỹ khi cho rằng rủi ro lớn nhất đối với hệ thống tài chính chỉ đến từ một số ít ngân hàng quá lớn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan