Một góc nhà hàng tại TTC Imperial Hotel.

Một góc nhà hàng tại TTC Imperial Hotel.

TTC Hospitality (VNG) mở rộng phân khúc thị trường qua M&A khách sạn 5 sao TTC Imperial Hotel tại Huế

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam thực hiện những thương vụ M&A nhằm mở rộng thị trường, quy mô, đa dạng sản phẩm cũng như phát triển thương hiệu, trong đó có Tập đoàn TTC với chiến lược M&A các khách sạn tại những điểm đến du lịch nổi tiếng.

Làn sóng M&A trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam bắt đầu nổi lên vào giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng thực sự mạnh mẽ và đa dạng trong vài năm gần đây, đặc biệt sau dịch Covid-19.

Triển vọng du lịch Việt Nam sau đại dịch

Tình hình thị trường du lịch Việt Nam tính đến cuối năm 2023 đang trải qua sự phục hồi mạnh mẽ và triển vọng khả quan. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước. Đồng thời, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng ghi nhận tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, đại dịch Covid cũng định hình lại thị trường du lịch với những thay đổi về nhu cầu trải nghiệm, loại hình du lịch cũng như thị trường mục tiêu. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp du lịch đã tìm cách thích nghi với tình hình mới bằng cách tối ưu hóa dịch vụ và cung cấp các trải nghiệm du lịch độc đáo hơn, phát triển nhiều sản phẩm du lịch và mở rộng thị phần thông qua hình thức M&A.

Chiến lược M&A TTC Imperial Hotel - theo đuổi mục tiêu mở rộng thị trường và khuếch trương thương hiệu

Trước bối cảnh ngành du lịch cả nước đứng trước những thách thức sau đại dịch nhưng kèm theo đó là nhiều tín hiệu khả quan, Công ty CP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality; HOSE: VNG), thành viên Tập đoàn TTC đã nắm bắt cơ hội để mở rộng danh mục đầu tư, thị trường và khẳng định thương hiệu với thương vụ M&A mới nhất: TTC Imperial Hotel (tên cũ là Imperial Hotel Huế).

TTC Imperial Hotel thiết kế theo phong cách cung đình Huế với vị trí đắc địa.

TTC Imperial Hotel thiết kế theo phong cách cung đình Huế với vị trí đắc địa.

Theo ông Đặng Huỳnh Anh Tuấn - Thành viên HĐQT Tập đoàn TTC, thấu hiểu giá trị vô giá của khách sạn cũng như quyết tâm giữ gìn và phát triển thành điểm đến hàng đầu cho du khách trong ngoài nước, thương vụ M&A TTC Imperial Hotel không chỉ là một bước đi táo bạo mà còn là minh chứng rõ ràng về cam kết của ngành Du lịch TTC trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng phân khúc thị trường và phát triển các dòng sản phẩm mang đặc trưng văn hóa Việt Nam.

“Với những dự báo về sự trở lại của thị trường khách nước ngoài, chúng tôi đã tiên phong sáp nhập TTC Imperial Hotel vào thương hiệu TTC Hospitality cũng như mở rộng điểm đến tại thị trường Huế - một trong những địa danh du lịch văn hóa, lịch sử của miền Trung. Thương vụ này góp phần nâng số lượng khách sạn phân khúc 5 sao của TTC Hospitality lên 3 khách sạn, bên cạnh TTC Hotel - Cần Thơ và TTC Hotel - Michelia (Nha Trang)”, ông Đặng Huỳnh Anh Tuấn cho biết thêm.

TTC Imperial Hotel là biểu tượng của sự hòa quyện giữa lịch sử và hiện đại, sang trọng và gần gũi.

TTC Imperial Hotel là biểu tượng của sự hòa quyện giữa lịch sử và hiện đại, sang trọng và gần gũi.

Chiến lược M&A các doanh nghiệp của Tập đoàn TTC được giới đầu tư khẳng định là “nước cờ” khôn ngoan nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh và tận dụng lợi thế về thương hiệu. Trong lĩnh vực du lịch, vào năm 2018, TTC đã M&A thành công Công ty CP Du lịch Thắng Lợi (đơn vị sở hữu TTC Hotel - Michelia, TTC Resort - Dốc Lết, TTC Hotel - Phan Thiết, TTC Palace Bình Thuận lúc bấy giờ); Sáp nhập TTC Lâm Đồng với các đơn vị trực thuộc gồm Thung lũng Tình yêu, khách sạn TTC Ngọc Lan và TTC Đà Lạt năm 2019 và M&A các khách sạn khác như TTC Hotel - Hội An, TTC Hotel - Angkor…

Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp, TTC từng được biết đến qua việc mua lại thành công Mía đường Bourbon Tây Ninh của Pháp; Hoàn tất thương vụ sáp nhập Công ty CP Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa; Mua lại nhà máy đường TTC Attapeu - tiền thân là nhà máy đường Hoàng Anh Attapeu tại tỉnh Attapeu (Lào) và nhiều động thái mua bán - sáp nhập khác nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho ngành đường Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2022, TTC tái lập ngành Giáo dục TTC thông qua việc mua lại Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

Được biết, bên cạnh các thương vụ M&A, trong năm 2023, TTC Hospitality đã ra mắt những dự án nổi bật: Khai trương TTC Van Phong Bay Resort tại bãi biển Dốc Lết, tỉnh Khánh Hòa; Khánh thành công viên nước đầu tiên tại thành phố Bến Tre - TTC Mekong Aqua Park; Cầu kính Ngàn Thông tại Thung lũng Tình yêu với công nghệ 7D đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, TTC Hospitality cũng dự kiến ra mắt Vườn ánh sáng đầu tiên tại Thung lũng Tình yêu trong năm 2023. Những nền tảng được xây dựng trong năm 2023 sẽ tạo đà cho những triển vọng khả quan của TTC Hospitality vào năm 2024 cũng như thời gian tới.

M&A Việt Nam 2023

Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 15 - năm 2023 do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba (ngày 28/11/2023).

Với chủ đề “Chung tay cùng thịnh vượng”, Diễn đàn dự kiến thu hút hơn 500 khách tham dự và cùng nhau thảo luận chuyên sâu các cơ hội M&A tại Việt Nam, cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu.

Ngoài Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế, để đánh dấu cột mốc 15 năm ra đời, Diễn đàn năm nay sẽ vinh danh các doanh nghiệp và nhà tư vấn M&A tiêu biểu và công bố Báo cáo chuyên sâu về thị trường M&A tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2023.

Một điểm nhấn khác là tham dự Diễn đàn năm nay sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp đến từ Singapore thông qua chương trình VBEX Connect Business Matching.

Để đăng ký tham dự Diễn đàn, vui lòng liên hệ: Ms. Hoàng Anh - 0373 50 74 55

Tin bài liên quan