Tại Diễn đàn kinh tế lần thứ 24 ở Krynica-Zdroj, Nam Ba Lan, chủ đề tranh luận lớn nhất là Ukraine

Tại Diễn đàn kinh tế lần thứ 24 ở Krynica-Zdroj, Nam Ba Lan, chủ đề tranh luận lớn nhất là Ukraine

Ukraine “xâm chiếm” Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân ở Ba Lan

(ĐTCK) Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân Krynica trong tuần này, được tổ chức tại một thành phố spa nằm bên dãy núi phía Nam Ba Lan, là một diễn đàn kinh doanh cao cấp của khu vực Trung và Đông Âu. Tại đây, Ukraine trở thành từ cửa miệng của mọi thành viên Diễn đàn.

Trung Âu đang tiến gần hơn đến khủng hoảng kinh tế khi hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine lan rộng ra toàn khu vực, đe dọa cả những nền kinh tế lớn nhất. Xuất khẩu suy giảm, tác động của các biện pháp trừng phạt Nga và bóng dáng của rủi ro là tất cả những gì mà giới hoạch định chính sách và điều hành doanh nghiệp ở Trung Âu lo ngại kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu.

“Tình hình ở Ukraine là cực kỳ nghiêm trọng”, Jan Krzysztof Bielecki, Cố vấn kinh tế trưởng cho Thủ tướng Ba Lan, nói. “Chúng ta đang ở trong một khu vực nguy hiểm, theo nhiều cách khác nhau”.

Ba Lan, nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Âu và một ngôi sao về tăng trưởng trong thập kỷ qua, là một trong những nước lên tiếng chỉ trích kịch liệt nhất hành động của Nga ở Ukraine, cũng như kiên trì ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn dành cho Putin.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đó cũng đã gây tổn thất cho Ba Lan và các nước láng giềng như Slovakia và Cộng hòa Séc. Và tổn hại có nguy cơ trở nên sâu sắc hơn khi xung đột ở Ukraine bước sang tháng thứ 6.

Sản lượng sản xuất ở Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan, tất cả đã co lại trong tháng 8, trong khi tổng lợi nhuận của 500 doanh nghiệp lớn nhất khu vực đã suy giảm trong năm ngoái, theo một nghiên cứu thường niên được công bố trong tuần này bởi Deloitte, một công ty tư vấn và Rzeczpospolita, một tờ báo của Ba Lan.

“Sự sụt giảm trong lĩnh vực thương mại là có thể nhìn thấy”, ông Bielecki, một cựu thủ tướng Ba Lan, nói với tờ Financial Times. “Người tiêu dùng đang kém lạc quan…, họ lo sợ hậu quả của cuộc xung đột có thể lan đến họ”.

Những bình luận này đến khi các tổng thống Nga và Ukraine điện đàm về cuộc xung đột.

GDP của Ba Lan, nền kinh tế lớn thứ 6 châu Âu, đã tăng gần gấp đôi sau thập kỷ qua, và được dự báo sẽ mở rộng thêm 3% trong năm nay, nhanh hơn các nước Trung Âu khác, cũng như láng giềng ở Đông Âu.

Ngân hàng trung ương Ba Lan đã giữ lãi suất không đổi hôm thứ Tư ở mức 2,5%/năm, nhưng các nhà kinh tế dự đoán nó sẽ sớm được cắt giảm khi ảnh hưởng từ Ukraine bắt đầu đe dọa tăng trưởng.

“Năm nay không hứa hẹn sẽ tốt đẹp hơn (so với năm ngoái), đặc biệt trong bối cảnh có xung đột ở Ukraine”, Jacek Chwedoruk, Giám đốc quản lý của Rothschild Ba Lan, bình luận.

Dự báo tăng trưởng GDP thực tế 

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã bắt đầu tác động lên khắp Âu châu. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu lục, đã co lại trong quý II, một phần bởi xuất khẩu sang Nga chậm lại sau khi các biện pháp trừng phạt được tăng cường.

Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân Krynica trong tuần này, được tổ chức tại một thành phố spa nằm bên dãy núi Nam Ba Lan, là một diễn đàn kinh doanh cao cấp của khu vực Trung và Đông Âu. Và tại đây, Ukraine trở thành từ cửa miệng của mọi thành viên diễn đàn.

Diễn đàn được mở đầu bằng một bài phát biểu nói rằng, cuộc xung đột Ukraine là một mối đe dọa đối với khu vực, thậm chí còn lớn hơn khủng hoảng tài chính 2008. Diễn giả đầu tiên miêu tả tình hình ở Ukraine là “vấn đề hóc búa nhất mà chúng ta phải xử lý”.

Các giám đốc doanh nghiệp đều bày tỏ lo ngại về nguy cơ tăng chi phí đi vay đối với các công ty Trung Âu nếu xung đột leo thang.

“Đang có một sự lây lan”, Krzysztof Kalicki, Giám đốc điều hành Deutsche Bank Ba Lan, nhận định. “Ảnh hưởng từ Ukraine là rất đa dạng”.

“Tôi lo lắng về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài… Các nhà đầu tư nước ngoài, bên ngoài châu Âu, sẽ nhìn trên bản đồ và thấy Ba Lan và Ukraine thuộc cùng một khu vực”, ông Kalicki nói.

Tuy nhiên, các giám đốc điều hành tham dự diễn đàn nói rằng, ngoài những lo ngại về tình hình ở biên giới Đông - Nam ra thì Ba Lan chưa cảm thấy tác động thực sự nào.

“Về mặt con người, dĩ nhiên sẽ có ảnh hưởng, nhưng đó chỉ là cảm giác”, Miroslav Rakowski, CEO của T-Mobile Ba Lan, nhận định. “Các yếu tố cơ bản ở đây vẫn tốt. Tôi chỉ lo ngại hơn đối với Slovakia, Romania và các nền kinh tế Balkan”.

Tin bài liên quan