Chủ tịch Tân Hiệp Phát (bìa trái) theo chân đội ngũ bán hàng đến chào hàng tại từng đại lý.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát (bìa trái) theo chân đội ngũ bán hàng đến chào hàng tại từng đại lý.

Vẻ đẹp của văn hóa doanh nghiệp

(ĐTCK) Văn hoá doanh nghiệp đã được nói đến từ lâu và bàn luận rất nhiều, nhưng thực lòng mà nói, có vẻ như chỉ là phong trào, thiếu thực chất. Không ít doanh nghiệp chỉ chú trọng cái vỏ bên ngoài hơn là chiều sâu của văn hoá.

Văn hoá doanh nghiệp cũng giống như văn hoá của một con người, không phải là cái hào nhoáng bên ngoài, ăn mặc hàng hiệu, đi xe đắt tiền.

Ðó phải là một người có kiến thức và thái độ ứng xử lịch thiệp, tôn trọng người khác, sống có chiều sâu nội tâm, bảo vệ lẽ phải, yêu thiên nhiên và có sức cảm thụ về cái đẹp, biết thưởng lãm và yêu nghệ thuật…

Một doanh nghiệp xây dựng văn hoá không phải là cái bên ngoài, bộ áo quần đồng phục, nhân viên nở nụ cười, vào ra chào hỏi nhau và chào hỏi khách hàng.

Những việc đó không đem lại giá trị văn hoá và không phải nền tảng văn hoá của doanh nghiệp.

Văn hoá của doanh nghiệp gắn liền với triết lý doanh nghiêp. Triết lý nào văn hoá đó.

Xây dựng một doanh nghiệp với các hoạt động minh bạch, tất cả mọi thành viên, từ Tổng giám đốc cho đến nhân viên bình thường.

Chính vì mục tiêu minh bạch, buộc mọi thứ phải công khai, trung thực, chính xác. Từng cá nhân biết rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trừ bí mật công nghệ và bí mật kinh doanh.

Sự minh bạch sẽ cho thấy kết quả làm việc, sự đóng góp của từng người, ai cũng thấy rõ được sự đóng góp của mình, năng lực của mình. Không ai phê bình ai, nói sau lưng ai, khen ngợi ai không đúng, vì tất cả đã minh bạch.

Minh bạch là văn hoá và minh bạch sẽ dẫn đến một hệ quả khác, đó là cá nhân được quyền nói lên tiếng nói của mình.

Phát hiện ra điều chưa tốt cứ lên tiếng, tìm ra giải pháp hay cứ lên tiếng. Văn hoá này khuyến khích sáng tạo, bất cứ cá nhân nào cũng có trách nhiệm đóng góp cho doanh nghiệp và được ghi nhận, khen thưởng tương xứng.

Xây dựng văn hoá “ chung sức/đội nhóm (team work)” tất cả cùng một mục tiêu chung là mục tiêu của tổ chức nên quan hệ ông chủ - người làm sẽ không còn phù hợp mà mỗi cá nhân, mỗi vị trí cần hoàn thành vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình một cách trọn vẹn.

Cuối cùng sẽ là giải pháp tối ưu để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Ðiều này đòi hỏi sự sáng tạo và nỗ lực của toàn bộ tổ chức.

Tinh thần hợp tác cũng là triết lý và là văn hoá cần được xây dựng cho doanh nghiệp. Ðây là nhược điểm của người Việt, khi làm việc nhóm, người Việt vẫn chưa tạo ra hiệu quả.

Một người Việt thắng một người Nhật, nhưng ba người Việt thua ba người Nhật. Dân gian nói rất có cơ sở.

Chưa làm được thì phải cố gắng làm và theo tôi biết không ít doanh nghiệp của chúng ta đã xây xựng được văn hoá hợp tác này.

Ðiểm cuối cùng và tôi cho là quan trọng nhất, đó là tinh thần cống hiến, đây là triết lý cũng là văn hoá. Một doanh nghiệp và từng cá nhân phải luôn suy nghĩ rằng, bản thân phải cống hiến hết mình, làm ra sản phẩm tốt nhất để phục vụ xã hội.

Kinh doanh để làm giàu, nhưng phải chấp hành luật pháp, từ nghĩa vụ thuế đến bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của con người. Bất cứ sản phẩm nào ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản đó thì không làm.

Cống hiến cho doanh nghiệp, cống hiến cho xã hội và lấy đó làm mục tiêu, làm niềm vui, niềm hạnh phúc.

Văn hoá doanh nghiệp cũng giống như văn hoá của một con người, không phải là cái hào nhoáng bên ngoài, ăn mặc hàng hiệu, đi xe đắt tiền. Đó là vẻ đẹp của chiều sâu nội tâm, luôn bảo vệ lẽ phải, bảo vệ thiên nhiên, có sức cảm thụ về cái đẹp…

Tin bài liên quan