Ấn Độ là điểm đến ưa thích của các công ty Mỹ

Ấn Độ là điểm đến ưa thích của các công ty Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các công ty Mỹ ngày càng xem Trung Quốc là một rủi ro đối với chuỗi cung ứng của họ, trong khi Ấn Độ sẽ được hưởng lợi khi các công ty tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Hấp dẫn nhưng vẫn còn nhiều rủi ro

Có tới 61% trong số 500 nhà quản lý cấp điều hành của Mỹ mà OnePoll khảo sát cho biết, họ sẽ chọn Ấn Độ thay vì Trung Quốc nếu cả hai nước có thể sản xuất cùng một loại nguyên liệu, trong khi 56% ưa thích Ấn Độ phục vụ nhu cầu chuỗi cung ứng của họ trong vòng 5 năm tới hơn là Trung Quốc.

Cuộc khảo sát cho thấy, 59% số người khảo sát cho rằng việc lấy nguyên liệu từ Trung Quốc là “khá rủi ro” hoặc “rất rủi ro”, so với 39% của Ấn Độ.

Samir Kapadia, Giám đốc điều hành tại Vongel Group cho biết: “Các công ty đang xem Ấn Độ là một chiến lược đầu tư dài hạn chứ không phải là một trục ngắn hạn để tránh thuế quan”.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã bước sang một chương mới sau chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Nhà Trắng vào tháng 6/2023, mà một loạt thỏa thuận về hợp tác lớn trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng được ký kết.

“Mỹ và Trung Quốc tiếp tục có bầu không khí khá lạnh lẽo. Trong khi đó, luôn có một loạt cuộc đối thoại và thỏa thuận giữa Mỹ và Ấn Độ”, ông Samir Kapadia cho biết.

Bất chấp sự lạc quan, các công ty Mỹ vẫn thận trọng với năng lực chuỗi cung ứng của Ấn Độ.

Cuộc khảo sát cho thấy 55% số người khảo sát nhận thấy đảm bảo chất lượng là “rủi ro trung bình” mà họ có thể gặp phải nếu có nhà máy ở Ấn Độ.

Vào tháng 9/2023, nhà cung cấp Pegatron của Apple đã phải tạm thời ngừng hoạt động tại nhà máy ở khu vực Chengalpattu sau khi một đám cháy bùng phát.

Rủi ro giao hàng (48%) và trộm cắp IP (48%) cũng là mối lo ngại đối với các công ty Mỹ đang nhắm đến Ấn Độ.

Amitendu Palit, nhà nghiên cứu cấp cao và trưởng nhóm nghiên cứu về thương mại và kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nam Á cho biết, sẽ khó có công ty nào có thể làm được như những gì Apple đã làm. Apple có khả năng tạo ra một hệ sinh thái nhanh hơn nhiều so với các công ty khác, vì vậy thời gian phải được tính đến. Tuy nhiên, việc chuyển hoàn toàn chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là không thể.

“Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ bị loại khỏi phương trình. Thực tế là Trung Quốc sẽ luôn là nền tảng trong chiến lược chuỗi cung ứng của Mỹ”, nhà nghiên cứu Amitendu Palit cho biết.

Raymund Chao, Chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc của PwC cho biết, đầu tư vào Trung Quốc vẫn mạnh mẽ và đây vẫn là “lựa chọn thứ hai” cho các khoản đầu tư sau Mỹ.

Việt Nam là lựa chọn tốt nhất tiếp theo?

Tương tự như Ấn Độ, Việt Nam cũng là lựa chọn của các nhà đầu tư khi áp dụng chiến lược “Trung Quốc +1”.

Sự lạc quan ở thị trường Việt Nam đã khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hơn 14% vào năm ngoái so với năm 2022.

Mặc dù vậy, ông Samir Kapadia cho rằng, Việt Nam sẽ không thể đạt được những gì Ấn Độ có thể vì quốc gia đông dân nhất thế giới có khả năng tiếp cận “một lượng khách hàng rất lớn mà Việt Nam không có”.

Tin bài liên quan