Cận cảnh loài bò sát tàn bạo nhất thế giới "nuốt chửng" loài gặm nhấm lớn nhất thế giới

Cận cảnh loài bò sát tàn bạo nhất thế giới "nuốt chửng" loài gặm nhấm lớn nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cuộc chiến của những người khổng lồ và chắc chắn phần thắng sẽ chỉ thuộc về kẻ mạnh hơn.

Được mệnh danh là lá phổi của Trái đất, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới (diện tích khoảng 7 triệu km2) và là nơi trú ngụ của hơn 16.000 loài động vật, trong đó có những loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Ở đây có chứa con sông lớn nhất thế giới và là nơi có hòn đảo nước ngọt lớn nhất thế giới và lưu vực lớn nhất thế giới. Vì độ che phủ của rừng quá lớn nên rừng nhiệt đới Amazon trải dài trên 8 quốc gia ở Nam Mỹ. Những nước này bao gồm Brazil với 13% diện tích rừng nhiệt đới, Peru với 10% diện tích rừng che phủ, Colombia với 17% và nhiều quốc gia khác.

Vùng hoang dã chưa được khai phá hết này là nơi sinh sống của hơn 40.000 loài thực vật, vài nghìn loài chim, hơn bốn trăm động vật có vú và 2,5 triệu côn trùng khác nhau.

Một trong những thử thách lớn nhất đối với những người mạo hiểm muốn khám phá hệ sinh thái rừng Amazon, đó là sẽ phải đương đối với những loài động vật hoang dã. Những loài mà trên phim ảnh chúng ta phải sử dụng các từ để miêu tả như quái vật, quái thú, dã thú với đủ kích thước, màu sắc, độc tố, tính năng khác nhau và nếu bất cẩn chúng có thể đoạt mạng chúng ta bất cứ khi nào.

Loài động vật hung bạo, là nỗi ám ảnh của tất cả các sinh vật sống trong rừng Amazon phải kể đến trăn Anaconda. Đây là một trong những loài bò sát khổng lồ to lớn nhất thế giới, chúng được coi là cảm hứng cho nhiều đạo diễn làm phim kinh dị.

Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới.

Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Anaconda cái đẻ con, chúng có thể đẻ từ 10 đến 50 con non mỗi lứa (kỉ lục là 100 con non).

Clip nguồn: Nat Geo Wild.

Loài trăn này khi di chuyển trên cạn thì trông có vẻ rất cồng kềnh, chậm chạp, tuy nhiên khi xuống khu vực nước thì trở nên vô cùng linh hoạt, xảo quyệt. Sở trường của chúng là rình rập, vờ như tàng hình sau các lớp cây cối thủy sinh rồi sau đó chờ thời cơ ra đòn kết liễu con mồi. Cũng giống như các loài trăn khác, Anaconda không có nọc độc, nhưng bù lại là sức mạnh khủng khiếp. Khi xiết mồi, chúng có thể làm tan nát bộ xương của những con trâu rừng.

Thêm vào đó, mắt và lỗ mũi của trăn Anaconda được bố trí nằm trên đỉnh đầu, cực kỳ thích hợp cho việc ẩn nấp, rình rập con mồi.

Đoạn clip trong bài sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh của một chuyến săn mồi cơ bản của trăn Anaconda. Con mồi ở đây là chuột lang nước (Capybara), loài gặm nhấm lớn nhất thế giới, với trọng lượng có thể lên tới 70 kg.


Tin bài liên quan