Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng 12 bậc

Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng 12 bậc

(ĐTCK) Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay.

Theo Báo cáo về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2017 vừa được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6/2017, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127, tăng 12 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 59). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay.

Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đã sử dụng 4 đánh giá xếp hạng toàn cầu: Đánh giá, xếp hạng về mức độ thuận lợi kinh doanh của; Đánh giá, xếp hạng về Năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF; Đánh giá, xếp hạng về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới; Đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc.

Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…   

Bằng Nghị quyết 19, lần đầu tiên Việt Nam định vị và đặt mục tiêu về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng toàn cầu; đồng thời xây dựng và thực hiện hệ chính sách tương ứng theo thông lệ quốc tế.

Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể “Đến năm 2020, các chỉ số ĐMST (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO) đạt trung bình ASEAN 5” (tức là đứng sau Singapore, Malaysia và đứng trên Thái Lan và một nước Đông Nam Á khác).

Năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối hướng dẫn, phối hợp với các bộ ngành, địa phương nghiên cứu, sử dụng báo cáo hằng năm về GII để thực hiện các giải pháp cải thiệnmôi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, được thể hiện thông qua việc cải thiện các chỉ số GII.

Ngoài ra, ngay sau khi được giao nhiệm vụ cải thiện chỉ số GII, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương vào cuộc, thực hiện ngay các biện pháp khả thi, trong đó phải kể đến việc nhanh chóng cập nhật các số liệu lạc hậu, thu thập và bổ sung một số số liệu còn thiếu, qua đó góp phần có được một đánh giá toàn diện, sát thực hơn về năng lực của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt nam qua các số đo và xếp hạng GII năm 2017.

Xếp hạng 47/127 quốc gia, nền kinh tế của Việt Nam năm 2017 là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước cho đến nay. Nếu tính theo chuẩn GDP thì Việt Nam đạt kết quả cao hơn kỳ vọng.

Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp hạng thứ nhất từ vị trí số 3 năm 2016. Trong khu vực bao gồm Đông Nam Á, Đông Á, và châu Đại dương, Việt Nam sếp thứ 9. Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan.

Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Tiến bộ đạt được ở hầu như tất cả các trụ cột của GII năm 2017 có thể nhìn nhận là kết quả chung của cả một quá trình phát triển của Việt Nam trong những năm qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Từ năm 2014 và liên tiếp trong các năm 2015, 2016, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với những mục tiêu cụ thể gắn với các chỉ số đo đếm được theo các phương pháp chuẩn mực được thế giới công nhận.

Bản báo cáo GII-2017 của Wipo nêu rõ: “một số nền kinh tế ASEAN là Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt Nam hiện được coi là “những con hổ châu Á mới” đang lên.

Các nền kinh tế này tham gia ngày càng nhiều vào một số chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, bao gồm cả những chuỗi trong các ngành tương đối là công nghệ cao.

Những nước này còn rất tích cực trong việc cải thiện kết quả đổi mới sáng tạo, như là làm nổi bật việc sử dụng các bài học tốt từ phát hiện GII gắn với những kết quả đổi mới sáng tạo quan trọng.

Một ví dụ điển hình là năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Thông qua nghị quyết này, Chính phủ Việt Nam đã phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả (GII).

Một hội nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với WIPO đã được tổ chức tại Hà nội vào tháng 3/2017 nhằm giải quyết vấn đề dữ liệu còn thiếu cũng như giúp Việt Nam phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu về đổi mới sáng tạo”.

Tin bài liên quan