Chuyên gia MBS đánh giá tác động của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi tới một số ngân hàng niêm yết

Chuyên gia MBS đánh giá tác động của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi tới một số ngân hàng niêm yết

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  Sáng ngày 18/01/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (Luật các TCTD) sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu của Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, những vấn đề liên quan đến sở hữu chéo, chi phối tổ chức tín dụng; hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm; can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý tài sản bảo đản sẽ có tác động nhiều nhất đến hoạt động của các ngân hàng niêm yết.

“Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi sẽ là hành lang pháp lý quan trọng góp phần giúp hệ thống hoạt động ổn định, minh bạch và tiệm cận với chuẩn quốc tế”, bà Hiền nói.

Cũng theo bà Hiền, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó là việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Đồng thời, việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.

“Chúng tôi cho rằng Luật các TCTD (sửa đổi) có ý nghĩa lớn trong việc quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, minh bạch và tiệm cận với các quy định quốc tế", bà Hiền đánh giá và cho biết, trong ngắn hạn, những nội dung của Luật sẽ có tác động nhất định đến hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết như sau:

Tin bài liên quan