Những nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu có thể thông qua các quỹ đầu tư trái phiếu.

Những nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu có thể thông qua các quỹ đầu tư trái phiếu.

Củng cố thị trường trái phiếu là việc chung của các chủ thể

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) “Nhà đầu tư nước ngoài đang quan sát Việt Nam xử lý vấn đề nội tại như thế nào để họ có thể yên tâm bỏ vốn vào thị trường chứng khoán”, ông Dominic Sriven, Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam chia sẻ trước những diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán thời gian qua. 

Theo ông, các nhà đầu tư nước ngoài có quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là bởi định giá đang ở mức thấp so với quá khứ hay lý do nào khác?

Ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhà đầu tư vẫn đánh giá cao tiềm năng của đất nước trong tương lai, sau tất cả những biến động xảy ra trên thế giới như đại dịch Covid, chiến sự, xung đột thương mại Mỹ - Trung. Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về ổn định vĩ mô, độ lớn và chính sách cởi mở kinh tế, cũng như động cơ phát triển về nhiều mặt, trong đó có sản xuất, xuất khẩu, du lịch...

Trong lĩnh vực thị trường vốn, chúng ta cũng thấy nhà đầu tư trong nước bán, thì nhà đầu tư nước ngoài mua liên tục trong thời gian gần đây. Sự khác biệt này xảy ra có thể do nhà đầu tư nước ngoài không biết nội tại trong nước, nhưng cũng có thể nhà đầu tư trong nước đang quá bi quan về vấn đề trước mắt. Cũng có thể là cả hai yếu tố đó đều có.

Ông Dominic Sriven, Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam

Ông Dominic Sriven, Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam

Trước những biến động của thị trường chứng khoán, chúng tôi phải giải thích nguyên nhân. Năm 2022, giá trị khoản đầu tư của mọi người giảm hơi sâu. Một số nhà đầu tư nước ngoài chưa hiểu lắm về Việt Nam thì hơi lo, đặt câu hỏi liệu Việt Nam có như Trung Quốc cả về thị trường địa ốc và chống tham nhũng? Ngoài ra, nhà đầu tư trên toàn cầu cũng đang trải qua những khó khăn do các thị trường tài chính, chứng khoán khác cũng sụt giảm, vì thế, lúc này để thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài tham gia thêm thì khó hơn. Có lẽ, chúng ta chờ đợi chừng nửa năm để thị trường ổn định trở lại, phải giải quyết vấn đề nội tại thì nhà đầu tư mới thấy yên tâm.

Để ổn định lại thị trường, ông có khuyến nghị gì?

Tôi tập trung vào 3 vấn đề.

Về thị trường trái phiếu, những người phân phối hay phát hành trái phiếu, hay đại lý phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân nên có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho những trái chủ. Dù có khó khăn thì vẫn phải có kỷ cương. Người có khoản vay đến hạn mà gặp khó khăn trả nợ thì phải cơ cấu lại, gia hạn trên tinh thần tích cực, công bằng minh bạch và mong Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức phát hành làm được việc này. Cụ thể, cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại nợ, tránh hình sự hóa các vấn đề thuần túy kinh tế.

Về việc mở room tín dụng, tôi không có ý kiến, vì như Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng tín dụng/GDP đã tăng từ 84% năm 2016 lên 118% tại thời điểm hiện tại. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm về ổn định vĩ mô, mà chính sự ổn định vĩ mô là yếu tố nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất. Chưa kể, tỷ lệ vốn cho vay trên huy động của một số ngân hàng ở mức cao, thì mở room tín dụng cũng không tăng cho vay được.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ nên cho nhà đầu tư tổ chức tham gia hoặc là nhà đầu tư thực sự chuyên nghiệp, mà chuyên nghiệp không có nghĩa là có vài hai tỷ đồng trong tài khoản.

Ông Dominic Sriven, Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam

Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn trung và dài hạn, đang đổ vỡ niềm tin thì không xây lại được trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, vẫn phải làm để xây dựng lại trong dài hạn. Theo đó, cần đẩy mạnh vai trò của nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường trái phiếu. Họ hiểu thế nào là phát hành đại chúng và phát hành riêng lẻ, khởi kiện nhà phát hành nếu trả nợ không đúng hạn, thế nào là thương lượng với trái chủ khác, thế nào đa dạng hóa rủi ro…

Có một điểm tôi tập trung vào là Nghị định 65. Hiện nay, phát hành đại chúng điều kiện rất phức tạp, nên ít công ty phát hành đại chúng được. Theo quan điểm của tôi, phát hành riêng lẻ cũng được, nhưng phải đảm bảo những người mua là những người đánh giá được rủi ro. Phát hành riêng lẻ chỉ cho nhà đầu tư tổ chức tham gia hoặc là nhà đầu tư thực sự chuyên nghiệp, mà chuyên nghiệp không có nghĩa là có vài hai tỷ đồng trong tài khoản.

Như vậy, xây dựng, củng cố lại thị trường trái phiếu phải là việc chung của các chủ thể tham gia thị trường?

Xung quanh chuyện của thị trường trái phiếu hiện nay, vấn đề chung là nhận thức của mọi chủ thể trong xã hội. Đó là nhận thức của các nhà đầu tư cần được nâng cao. Làm sao có chương trình truyền thông rộng rãi để nâng nhận thức cho họ. Rất tội nghiệp cho những người thiếu hiểu biết mà tham gia mua trái phiếu. Họ được giới thiệu sản phẩm đầu tư vào trái phiếu như một hình thức gửi tiết kiệm và lúc nào cũng có thanh khoản. Việc mất thanh khoản bất ngờ chính là rủi ro mà cả người mua và người bán đều không lường trước được.

Tôi đồng tình việc cần đảm bảo quyền lợi tối đa có thể cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, đồng thời cho phép những tổ chức phát hành cơ cấu lại trên thực tế và nếu có cả hai yếu tố trên thì không hình sự hóa.

Các tổ chức phát hành sử dụng tỷ lệ đòn bẩy quá cao và tôi nhìn nhận đây là mô hình kinh doanh quá táo bạo, có rủi ro cao, nên nếu không dự phòng trước được thì khi gặp sự cố dễ bị thất bại. Bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện này vẫn là quản trị rủi ro.

Tin bài liên quan