Cựu quan chức WB: Cần hơn 1.000 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng của các quốc gia đang phát triển

Cựu quan chức WB: Cần hơn 1.000 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng của các quốc gia đang phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một cựu quan chức Ngân hàng Thế giới (WB), các quốc gia đang phát triển sẽ cần hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm để đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

“Ước tính khoảng 1.000 - 3.000 tỷ USD mỗi năm để các nước đang phát triển có thể chuyển đổi”, bà Mari Pangestu, cựu quan chức Ngân hàng Thế giới (WB), đồng thời là cựu Bộ trưởng Thương mại và Du lịch của Indonesia cho biết.

Việc thiếu kinh phí đã khiến các quốc gia đó gặp khó khăn trong việc giảm lượng khí thải carbon cao và chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Điều này đã dẫn đến căng thẳng giữa các quốc gia đang phát triển và thế giới phát triển, vốn đang thúc đẩy nhiều tiến bộ hơn trong các vấn đề liên quan đến khí hậu.

“Cuộc tranh luận này sẽ tiếp tục trừ khi các nước phát triển có thể thấy rằng đây là vấn đề về phát triển và khí hậu – và không chỉ về khí hậu. Và đó là nguồn gốc của sự căng thẳng, bạn không thể tách rời cả hai. Làm thế nào để bạn chuyển đổi từ mức phát thải cao hiện nay sang năng lượng sạch? Nó sẽ yêu cầu chúng ta phải có nguồn lực”, bà Mari Pangestu cho biết.

Cuộc họp về khí hậu của các Bộ trưởng G20 vào tháng 7 được xem là cơ hội để các quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới thực hiện các bước cụ thể trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo G20 vào tháng 9 tại New Delhi và Hội nghị thượng đỉnh COP28 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào tháng 12.

Ông Alex Scott thuộc tổ chức tư vấn về biến đổi khí hậu E3G cho biết: “Châu Âu và Bắc Phi đang cháy, châu Á bị lũ lụt tàn phá nhưng các bộ trưởng khí hậu G20 đã không thống nhất được hướng đi chung để ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu đang leo thang từng ngày”.

Bà Mari Pangestu cho biết, có một “quy mô và mức độ khẩn cấp” để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, nó đòi hỏi nỗ lực lớn hơn từ tất cả các bên liên quan.

“Một phần trong số đó sẽ phải đến từ nguồn lực của chính các quốc gia. Ngoài ra, một phần phải đến từ các ngân hàng phát triển đa phương và các nguồn khác, những nguồn này sẽ giảm chi phí và rủi ro để có thể thu hút khu vực tư nhân tham gia”, bà cho biết.

Nếu các quốc gia phát triển muốn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và “nghỉ hưu sớm các nhà máy đốt than”, thì các nước đang phát triển nên hỗ trợ nhiều hơn.

“Việc các nước phát triển muốn các quốc gia như Nam Phi và Indonesia loại bỏ nhiên liệu hoá thạch, giảm khí thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc ngừng sử dụng nguyên liệu hoá thạch hay đóng cửa các nhà máy sẽ cần chi phí tài trợ và ai sẽ là người đứng ra tài trợ chi phí cho việc ngừng sử dụng nguyên liệu hoá thanh bởi vì các dự án đầu tư này đang thuộc quản lý, điều hành của các công ty tư nhân, việc ngừng hoạt động sẽ phải bồi thường vốn cho các công ty tư nhân nói trên. Vì vậy, đây là thời điểm chúng ta cần thực sự tham gia vào các chính sách, tìm giải pháp toàn diện để hỗ trợ quá trình ngừng sử dụng nguyên liệu hoá thạch nói trên”, bà Mari Pangestu cho biết.

Tin bài liên quan