Điểm chung của 69 doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ trái phiếu

Điểm chung của 69 doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ trái phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tính đến ngày 17/3/2023, đã có 69 tổ chức phát hành (TCPH) có một hoặc nhiều hơn lô trái phiếu lưu hành đã không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ với tổng giá trị 94,43 nghìn tỷ đồng.

Trong đó có 4.157,4 nghìn tỷ đồng TPDN chậm trả đã đáo hạn từ 2022, chiếm 8,15% giá trị TPDN đang lưu hành. Cụ thể, có 65 TCPH vi phạm nghĩa vụ nợ và 4 tổ chức phát hành có TPDN đến hạn nhưng đã được tái cơ cấu nợ.

Trong tổng số 69 tổ chức phát hành chậm trả, có 43 tổ chức phát hành là doanh nghiệp trong ngành bất động sản với tổng giá trị TPDN chậm trả nợ ở mức 78,9 nghìn tỷ VND, chiếm 83,6% với tổng giá TPDN của các doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu.

69 tổ chức phát hành trên hiện có tổng Nợ vay 233,7 nghìn tỷ VND tại 31/12/2022, trong đó tổng giá trị TPDN đang lưu hành ở mức 169,7 nghìn tỷ VND và phần còn lại 64 nghìn tỷ là vay tín dụng ngân hàng và nợ khác.

Trái phiếu đã ở tình huống chậm trả chiếm 37% tổng giá trị TPDN đang lưu hành ở mức 169,717 của các doanh nghiệp này. Phần trái phiếu còn lại chưa đến hạn thanh toán là 75,286 nghìn tỷ và có kỳ đáo hạn chủ yếu vào năm 2023 (ước tính 30,2 nghìn tỷ) và 2024 (ước tính 21,9 nghìn tỷ).

Trong báo cáo mới công bố, Finn Group cho biết, các trường hợp chậm trả đều đến từ TPDN, xét trên số liệu tổng thể của tín dụng trái phiếu, kênh huy động vốn này mới đáp ứng 33% trong tổng cơ cấu vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản. Như vậy, 67% nguồn vốn của ngành bất động sản đến từ tín dụng ngân hàng, cho thấy tồn tại rủi ro chéo từ sự kiện vi phạm nghĩa vụ nợ đối với các khoản vay của ngân hàng nếu tình hình kinh doanh vẫn gặp khó khăn, doanh không thể huy động thêm hoặc cơ cấu lại nợ.

Câu hỏi được đặt ra là quy mô và mức độ chậm trả cụ thể ra sao và xu hướng tiếp theo như thế nào trong thời gian tới cũng như những tác động có thể có đến thị trường tài chính.

Phân tích của Finn Group dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của 33 tổ chức phát hành bất động sản chậm trả cho thấy đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp này tăng gấp 9,5 lần so với thời điểm cuối năm 2017. Tuy nhiên, tài sản hữu hình – thường là tài sản sinh lời của các công ty bất động sản có mức tăng khiêm tốn từ 25 nghìn tỷ đồng (2017) lên 33 nghìn tỷ đồng (2021).

Trong khi đó, khoản phải thu (thường đến từ hợp đồng cho vay các bên liên quan) và khoản đầu tư dài hạn (thường là khoản đầu tư vào các công ty con và liên kết) lại tăng gấp hơn 4 lần. Vì dòng tiền không được tập trung đầu tư vào tài sản sinh lời nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính không tăng trưởng tương xứng với nợ vay. Khả năng trả nợ của các DN này giảm mạnh do EBITDA chỉ tăng 4 lần trong khi nợ vay tăng 15 lần.

Trong một thời gian dài, Nợ vay trên tương quan với lợi nhuận EBITDA (lợi nhuận không gần với dòng tiền tạo ra mới trong kỳ) ở mức rất cao, lên tới 30,5 vào năm 2020 lần và 23,5 lần vào năm 2021. Đây là mức quá cao so với kỳ hạn bình quân của một trái phiếu và các nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp này.

Quy mô thị trường TPDN riêng lẻ hiện ở mức 1,15 triệu tỷ đồng tính theo giá trị lưu hành tại thời điểm 8/3/2023. Trong đó, trái phiếu của các tổ chức phát hành phi ngân hàng là 788,9 nghìn tỷ đồng và “bank-bond” ở mức 368 nghìn tỷ. Trong cơ cấu của trái phiếu phi ngân hàng 788,9 nghìn tỷ đồng thì trái phiếu bất động sản có giá trị 396,3 nghìn tỷ, tức chiếm khoảng 50% tổng giá trị trái phiếu phi ngân hàng và 34% tổng TPDN toàn thị trường đang lưu hành.

Tin bài liên quan