Bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm luôn có tốc độ tăng trưởng phí mới cao những năm gần đây. Ảnh: Dũng Minh

Bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm luôn có tốc độ tăng trưởng phí mới cao những năm gần đây. Ảnh: Dũng Minh

Điểm tựa tăng trưởng ngành bảo hiểm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch như những ngành kinh tế khác, song đến thời điểm hiện tại, ngành bảo hiểm vẫn là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu trung bình đạt gần 20%, theo số liệu thống kê tính đến tháng 7/2021 của Bộ Tài chính.

Mới hơn 10% dân số có bảo hiểm nhân thọ

Thống kê trên cũng cho thấy, tính đến hết năm 2020, khoảng 11,9 triệu người dân Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương hơn 10% dân số; 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn, chiếm tỷ lệ hơn 3,3% dân số; bảo hiểm vi mô bước đầu được triển khai và đến nay, tỷ lệ tham gia đạt khoảng 200.000 hợp đồng, chiếm tỷ lệ 0,2% dân số…

Ngành này đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có khoảng 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên GDP đạt 3,5% (năm 2020, tỷ lệ này đạt 3%). Nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng phí mới của các doanh nghiệp những năm gần đây thì việc hoàn thành mục tiêu này được cho là không quá khó khăn.

Manulife là công ty bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu phí tích cực thời gian qua và được nhìn nhận sẽ sớm vươn lên trở thành doanh nghiệp số 1 về thị phần tổng doanh thu. Việc sớm triển khai các giải pháp kỹ thuật số là một trong những lý do giúp Manulife tăng trưởng nhanh khi dẫn đầu thị trường về chỉ tiêu bán bảo hiểm nhân thọ trong 2 năm qua. Năm 2020, hãng bảo hiểm này đứng đầu về phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới, với mức tăng trưởng 28%.

Trong khi đó, với quyết tâm bứt phá cộng với thế mạnh về vốn, những công ty bảo hiểm có thị phần đứng sau như FWD, Sun Life… đã và đang nỗ lực đẩy mạnh khơi thông thị trường ở các phân khúc để gia tăng thị phần, cải thiện vị trí bằng nhiều chiến lược khác nhau.

Đơn cử, trong khi FWD tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ - yếu tố then chốt giúp nhà bảo hiểm này bứt phá thời qua và cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên trên thị trường có 100% giao dịch thực hiện trên nền tảng trực tuyến, thì Sun Life lại tập trung vào chiến lược mở rộng kênh phân phối thông qua hợp tác với các ngân hàng (bancassurance) và một trong những thương vụ hợp tác đình đám có thể kể đến là hợp đồng độc quyền bán bảo hiểm với ACB. Việc đầu tư mạnh vào kênh bancassurance cũng giúp Sun Life vươn lên đứng thứ 6 về thị phần doanh thu phí khai thác mới trong 6 tháng đầu năm 2021 (theo báo cáo sơ bộ của doanh nghiệp). Báo cáo tài chính mới công bố của Tập đoàn Sun Life cho thấy, doanh thu bảo hiểm tại khu vực châu Á trong quý II/2021 đạt 323 triệu CAD (tương đương 258 triệu USD), tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó Philippines và Việt Nam là 2 thị trường dẫn đầu.

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm Việt Nam dù mức độ cạnh tranh cao, nhưng dư địa phát triển vẫn còn nhiều và chuyển đổi số là chìa khóa giúp. Ông Dũng cũng nhìn nhận, trong thời gian tới, ngành bảo hiểm sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ khi có thêm nhiều kênh kênh phân phối cũng như sản phẩm mới, đơn giản, thân thiện, gia tăng các tiện ích cho khách hàng trong quá trình mua bảo hiểm, quản lý hợp đồng bảo hiểm, khiếu nại quyền lợi bảo hiểm…

Kỳ vọng vào bảo hiểm sức khỏe và đầu tư

Liên quan tới phát triển sản phẩm, ngoài việc bảo hiểm sức khỏe vẫn đang “đắt hàng” trong mùa dịch, thì thời gian qua, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ dòng sản phẩm bảo hiểm truyền thống sang dòng sản phẩm bảo hiểm có yếu tố đầu tư như bảo hiểm liên kết chung (UL) và đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng bảo hiểm liên kết đơn vị (Unit-link) khi dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.

Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu phí mới của bảo hiểm sức khỏe chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu phí mới, bảo hiểm liên kết chung chiếm khoảng 60% và bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm khoảng 25%.

Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu phí mới của bảo hiểm sức khỏe chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu phí mới, bảo hiểm liên kết chung chiếm khoảng 60% và bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm khoảng 25%. Với tỷ trọng lớn, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm đầu tư tiếp tục được kỳ vọng là những dòng sản phẩm mang lại tăng trưởng tốt cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới.

Thực tế, bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm luôn có tốc độ tăng trưởng phí mới cao những năm gần đây và bứt phá hơn kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện (5 tháng đầu năm 2021 tăng hơn 1.000% so với cùng kỳ năm 2020, theo số thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm). Đây là điều đã được dự đoán trước khi các loại bệnh lý ngày càng khó đoán định, không chỉ là dịch bệnh do vi-rút mà còn nhiều bệnh nan y khác, chưa kể chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng cao…

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển đa dạng hơn các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và đưa các sản phẩm này lên bán ở các kênh trực tuyến cũng giúp người dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng hơn với bảo hiểm. Với mức độ bảo hiểm rộng khắp, phí bảo hiểm hợp lý, thủ tục mua, bồi thường đơn giản và kênh bán bảo hiểm tiện lợi (qua kênh trực tuyến của doanh nghiệp, qua các trang thương mại điện tử…), bảo hiểm sức khỏe dù doanh thu phí nhỏ, nhưng được đánh giá có độ phủ hợp đồng bảo hiểm rất lớn.

Một dòng sản phẩm khác cũng đang có tốc độ tăng trưởng phí mới tốt và được xem là một trong những dòng bảo hiểm chủ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay là bảo hiểm liên kết đầu tư (phí khai thác mới trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2020, theo số liệu ước tính của các doanh nghiệp bảo hiểm). Thời gian qua, hầu hết công ty bảo hiểm đều có chiến lược rõ ràng với dòng sản phẩm này, đối tượng khách hàng nhắm đến là thế hệ Gen Y (Millennials, chỉ những người sinh ra trong thập niên 80 và đầu thập niên 90) có kiến thức tài chính và thu nhập ổn định…

Khảo sát mới đây của Vietnam Report chỉ ra rằng, bên cạnh sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhận thức và hiểu biết của người dân về bảo hiểm ngày càng cải thiện, thì việc công nghệ phát triển mạnh mẽ, được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của chuỗi giá trị ngành bảo hiểm và kênh phân phối bảo hiểm đa dạng sẽ là những động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành bảo hiểm trong thời gian tới.

Ngoài sự thay đổi về nội tại, hành lang pháp lý hoàn thiện cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường bảo hiểm, khi Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi được hoàn tất và đi vào thực tiễn. Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ cho phép các doanh nghiệp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới mô hình tăng trưởng do chủ động lựa chọn loại hình, phương thức kinh doanh phù hợp với năng lực, đa dạng hóa các phương thức kinh doanh, tiết giảm chi phí do đơn giản hóa thủ tục hành chính…, từ đó gia tăng tính minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Tin bài liên quan