Giao dịch chứng khoán phiên 2/1/2024: Lực bán gia tăng cuối phiên, VN-Index đảo chiều

Giao dịch chứng khoán phiên 2/1/2024: Lực bán gia tăng cuối phiên, VN-Index đảo chiều

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phiên giao dịch sáng khép lại với chỉ một điểm tích cực duy nhất là thanh khoản có sự cải thiện rõ rệt, trong khi VN-Index bị đẩy lại vạch xuất phát do lực bán gia tăng tại vùng 1.140 điểm.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, thị trường tiếp tục tăng từ sớm với sự dẫn dắt của VCB, giúp VN-Index dễ dàng chạm gần 1.135 điểm.

Tuy nhiên, sau giờ nghỉ trưa, thị trường nhanh chóng hạ độ cao khi một lượng nhà đầu tư thực hiện chốt lãi ngắn hạn để “khóa sổ” năm 2023. Chỉ số VN-Index lình xình giao dịch trên mốc 1.130 điểm và để rơi ngưỡng điểm này trong phiên ATC.

Như vậy, kết thúc năm 2023, chỉ số VN-Index tăng tổng cộng 122,84 điểm, tương đương +12,2%.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 2/1, phiên giao dịch đầu tiên của năm 2024, thị trường tiếp tục khởi sắc về điểm số ngay từ sớm khi VN-Index tăng hơn 10 điểm lên áp sát ngưỡng 1.040 điểm, trước khi hạ độ cao đôi chút sau đó. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn đang là vấn đề khi chưa thực sự có nhiều cải thiện với chỉ khoảng hơn 4.000 tỷ đồng trên HOSE sau hơn 1 giờ giao dịch.

Một số cổ phiếu đáng chú ý trong phiên sáng nay thuộc về những cái tên ở nhóm tài chính, với như VCB, ACB ở nhóm ngân hàng và ở nhóm công ty chứng khoán là HCM.

Trong đó, VCB đang là đầu tàu với đóng góp lớn nhất cho VN-Index khi tăng hơn 3%, tương tự là ACB khi cũng nhích 3,5%. Các mã khác trong nhóm ngân hàng dù chưa bắt kịp, nhưng phần lớn cũng đang giao dịch trong sắc xanh và thanh khoản cao, với SHB là điểm nhấn khi vươn lên dẫn đầu thanh khoản thị trường.

Đối với HCM, cổ phiếu này có thời điểm đã tăng kịch trần và khối lượng giao dịch đang đứng ở nhóm cao nhất sàn. Hôm nay là giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu của HCM theo tỷ lệ 100:15 và chào bán hơn 228,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ 2:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Một cổ phiếu khác đáng kể là HNG khi nối tiếp chuỗi tăng ấn tượng khi sớm tăng kịch trần lên 5.020 đồng, khớp gần 7 triệu đơn vị và khối lượng dư mua giá trần vọt lên hơn 4,4 triệu đơn vị.

Dòng tiền đã trở nên sôi động hơn tương đối trên thị trường, nhưng điểm số lại không khiến nhà đầu tư hài lòng khi áp lực bán gia tăng khiến bảng điện tử đảo chiều, trong khi các cổ phiếu dẫn dắt thu hẹp đà tăng, VN-Index theo đó đổ đèo và có thời điểm về dưới tham chiếu, trước khi bật nhẹ trở lại ở những phút cuối.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 165 mã tăng và 295 mã giảm, VN-Index tăng 1,58 điểm (+0,14%), lên 1.131,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 450,5 triệu đơn vị, giá trị 9.121,7 tỷ đồng, tăng hơn 51% về khối lượng và 33% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 16,3 triệu đơn vị, giá trị 399 tỷ đồng.

Nhóm bluechip phân hóa mạnh, trong đó, hai mã ngân hàng VCB và ACB dù vẫn là những cổ phiếu tăng tích cực nhất và đóng góp lớn nhất cho VN-Index, nhưng đà tăng đã bị chặn lại, với VCB +2,9% lên 82.600 đồng, ACB +2,3% lên 24.450 đồng.

Các bluechip khác biến động nhẹ, với SHB và MSN nhích trên dưới 1,4%, VNM, BVH, VIB, SAB tăng nhẹ. Trong đó, SHB phiên này khớp lệnh vượt trội khi có hơn 18,2 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, HDB mất 2,7% xuống 19.750 đồng, BCM -1,6% xuống 61.900 đồng, các cổ phiếu VRE, GVR, VJC, MWG, VPB giảm trên dưới 1%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ chỉ còn một số ít giữ được đà tăng tốt, với CRC, COM, SCS, DTL, ST8 và HNG chạm giá trần, nhưng ngoài HNG khớp 15,7 triệu đơn vi, ST8 khớp 2,33 triệu đơn vị thì các mã còn lại chỉ có thanh khoản thấp. Đáng kể khác là ABS 6% lên 6.140 đồng, khớp 2,6 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu nhích hơn 2% toàn sàn đi kèm thanh khoản tương đối tốt chỉ còn TSC, HAR, DHG, LPB, TV2.

Đáng chú ý là cổ phiếu HCM, khi thu hẹp đà tăng, từ mức giá trần về còn +4,4% lên 24.800 đồng, khớp hơn 13,3 triệu đơn vị.

Ngược lại, một số cổ phiếu gặp áp lực bán chốt lời, với giảm đáng kể có HSL -5,2% xuống 9.580 đồng, BCG -4,9% xuống 8.390 đồng, GEX có thời điểm giảm sàn, trước khi kết phiên -4,6% xuống 22.550 đồng, khớp lệnh đứng thứ hai trên sàn với hơn 24,3 triệu đơn vị.

Các mã APG, FRT, GMC, SCR, YEG, FIR, VIX, TCD, VGC, NBB, EVF giảm 2% đến 4%. Trong đó, VIX -2,6% xuống 16.650 đồng và là cổ phiếu thanh khoản cao nhất thị trường với hơn 24,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, nhiều cổ phiếu đảo chiều giảm cũng đã khiến HNX-Index lùi về dưới tham chiếu từ giữa phiên và tạm nghỉ trong sắc đỏ.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 60 mã tăng và 78 mã giảm, HNX-Index giảm 0,56 điểm (-0,24%), xuống 230,47 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,4 triệu đơn vị, giá trị 658,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,87 triệu đơn vị, giá trị 43,8 tỷ đồng.

Phần lớn các cổ phiếu thanh khoản cao đều giảm, dù mức giảm chỉ trên dưới 1%, với sự góp mặt của DTD, PVC, IDJ, TIG, VFS, TNG, IDC, MBS, HUT, CEO, SHS, khớp từ 0,49 triệu đến hơn 9,2 triệu đơn vị.

Lác đác một vài cổ phiếu tăng như PVS, LAS, VC7 tăng dưới 1%, MBG tăng 2,3% và TKG tăng kịch trần +9,8% lên 9.000 đồng, khớp 0,39 triệu đơn vị.

Hàng loạt cổ phiếu về tham chiếu như EVS, DL1, APS, NRC, AMV, MST, VC3, CVN, LIG…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sau nửa đầu phiên tăng khá cũng đã hạ độ cao ở những phút cuối, nhưng vẫn tạm kết phiên trong sắc xanh.

Cổ phiếu ABB phiên này vươn lên thanh khoản cao nhất với hơn 4,89 triệu đơn vị và nằm trong số ít những cổ phiếu tăng tốt trong số những mã khớp lệnh cao, nhích 2,5% lên 8.100 đồng.

Theo sau là BSR với hơn 4 triệu đơn vị và tăng nhẹ 0,5% lên 18.600 đồng.

Tin bài liên quan