Goldman Sachs: Giá dầu cần tăng hơn nữa để giải quyết vấn đề thâm hụt nguồn cung

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Goldman Sachs, giá dầu có khả năng kéo dài đà tăng do kho dự trữ dầu thô toàn cầu cần được tái thiết khi nhu cầu của Trung Quốc tăng trở lại và sản lượng từ Nga giảm.
Goldman Sachs: Giá dầu cần tăng hơn nữa để giải quyết vấn đề thâm hụt nguồn cung

Các nhà phân tích Damien Courvalin và Jeffrey Currie của Goldman Sachs cho biết, giá dầu Brent cần duy trì ở mức trung bình 135 USD/thùng trong 12 tháng kể từ tháng 7, tăng 10 USD/thùng so với dự báo trước đó của Goldman Sachs để tồn kho dầu toàn cầu có thể bình thường hóa vào cuối năm 2023. Giá dầu Brent hiện đang giao dịch ở mức khoảng 120 USD/thùng và đã tăng hơn 50% trong năm nay.

Nhu cầu dầu đã phục hồi sau đại dịch và các lệnh trừng phạt đối với Nga đã làm gián đoạn dòng chảy năng lượng toàn cầu, nâng giá dầu và khiến các quốc gia khai thác nguồn dự trữ chiến lược để giảm bớt thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi dầu đang tiếp tục tăng giá và nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn nữa là điều cần thiết để tái cân bằng thị trường trong năm tới cùng với sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu và tăng sản lượng từ các thành viên OPEC bao gồm Ả Rập Xê Út và Iran.

Các nhà phân tích của Goldman cho biết: “Động lực tăng trưởng âm trên toàn cầu vẫn không đủ để cân bằng lại hàng tồn kho ở mức giá hiện tại. Giá dầu cần phải tăng thêm nữa để bình thường hóa mức tồn kho dầu toàn cầu ở mức thấp không bền vững”.

Theo Goldman Sachs, dự trữ toàn cầu đang thấp hơn 75 triệu thùng so với dự kiến ​​trước đó và mức thâm hụt toàn cầu ước tính trung bình là 400.000 thùng/ngày trong quý III. Mặc dù thiệt hại trong sản xuất của Nga nhỏ hơn dự kiến, sản lượng của quốc gia này có thể sẽ giảm hơn nữa trong khi nhu cầu của Trung Quốc phục hồi có thể khiến thị trường trở lại thâm hụt.

Sản lượng của Nga sẽ giảm hơn nữa do lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây, với sản lượng dự kiến ​​sẽ giảm 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm từ mức 10,8 triệu thùng/ngày vào tháng 5. Khối lượng dầu thô của Nga phần lớn sẽ được chuyển hướng đến hầu hết người tiêu dùng châu Á.

Trong khi nhu cầu ở Trung Quốc đang phục hồi, Goldman Sachs vẫn thận trọng về kỳ vọng nhu cầu dầu và dự đoán rằng, các biện pháp phong tỏa sẽ là thách thức với tính di động trong năm nay.

Tin bài liên quan