Ông Lưu Văn Bản, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương, kiên quyết trong thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, nhất là những diện tích đất thuộc diện thu hồi từ lâu.

Ông Lưu Văn Bản, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương, kiên quyết trong thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, nhất là những diện tích đất thuộc diện thu hồi từ lâu.

Hải Dương triển khai dứt điểm giải phóng mặt bằng 7 khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
UBND tỉnh Hải Dương vừa có buổi làm việc liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng tại 7 khu công nghiệp: Đại An mở rộng giai đoạn 2, Tân Trường mở rộng, Gia Lộc, Kim Thành, Cộng Hòa, An Phát 1, Phúc Điền mở rộng.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, Khu công nghiệp Đại An mở rộng giai đoạn 2 có diện tích quy hoạch 416,21 ha, đã giải phóng mặt bằng 150,6 ha; Khu công nghiệp Tân Trường mở rộng (cùng ở Cẩm Giàng) có diện tích quy hoạch 112,6 ha, đã giải phóng mặt bằng 86,5 ha; Khu công nghiệp Gia Lộc có diện tích quy hoạch 197,94 ha, đã giải phóng mặt bằng 173,69 ha; Khu công nghiệp Cộng Hòa (Chí Linh) có diện tích 201,43 ha, đã giải phóng mặt bằng 201,23 ha; Khu công nghiệp An Phát 1 (Nam Sách) có diện tích 180 ha, đã giải phóng mặt bằng 178,41 ha; Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng (Bình Giang) có diện tích 235,64 ha, đã giải phóng mặt bằng 183,4 ha; Khu công nghiệp Kim Thành có diện tích 164,98 ha, đã giải phóng mặt bằng 33,5 ha.

Tại cuộc họp, đại diện các địa phương, chủ đầu tư hạ tầng của các khu công nghiệp đã báo cáo, thảo luận và cho ý kiến liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp điện, nước, phương án thu gom, xử lý nước thải…

Sau khi nghe báo cáo, ý kiến tham gia của các sở, ngành, địa phương, ông Lưu Văn Bản, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương triển khai dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng. Kiên quyết thu hồi đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định, nhất là đối với những diện tích thuộc diện thu hồi từ lâu; tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân trong di dời mồ mả nằm trong diện tích đất bị thu hồi trước Tết Nguyên đán 2024.

Bên cạnh đó, rà soát, chủ động phương án di dời những công trình như kênh mương, đường điện, cầu cống... trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Xây dựng báo cáo, kế hoạch chi tiết về phương án giải phóng mặt bằng báo cáo UBND tỉnh chậm nhất ngày 5/1 tới đây. Trong 10 ngày làm việc sau cuộc họp này, Sở Xây dựng phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan lập báo cáo toàn diện về khả năng cung ứng nước sạch tại từng khu vực. Sở Công thương phối hợp lập báo cáo toàn diện về khả năng cung cấp điện.

Đối với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, phối hợp đơn vị cấp điện, nước làm rõ nhu cầu, khả năng cung cấp, có phương án dự phòng để sẵn sàng bổ sung năng lực cung cấp điện, nước cho nhà đầu tư thứ cấp.

“Hải Dương đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đối với nhà đầu tư thứ cấp, đồng thời không chấp nhận để nhà đầu tư lãng phí nguồn lực đất đai. Riêng nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Gia Lộc chậm nhất 12 giờ trưa ngày 5/1 phải có báo cáo và cam kết bằng văn bản về tiến độ đầu tư hạ tầng đối với khu công nghiệp này ”, ông Bản nhấn mạnh.

Bà Trương Tú Phương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại An phát biểu tại cuộc họp.

Bà Trương Tú Phương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại An phát biểu tại cuộc họp.

Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương sẽ thành lập mới 21 khu công nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn về khu công nghiệp. Năm 2030, phấn đấu toàn tỉnh có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích là 5.661 ha. Ngoài ra, sẽ thành lập thêm một số khu công nghiệp sau khi được điều chỉnh, bổ sung thêm chỉ tiêu sử dụng đất (nhu cầu bổ sung thêm khoảng 2.340 ha).

Hải Dương cũng sẽ phát triển 1 khu kinh tế chuyên biệt tại trung tâm vùng công nghiệp động lực thuộc huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện, quy mô dự kiến khoảng 5.300 ha, sẽ được triển khai khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Khu kinh tế chuyên biệt tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics...; có trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng, các khu phi thuế quan, đô thị - dịch vụ sinh thái hiện đại.

Tin bài liên quan