Hoạt động M&A ở châu Á sẽ cải thiện trong nửa cuối năm

Hoạt động M&A ở châu Á sẽ cải thiện trong nửa cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các thương vụ tài chính và giao dịch vốn cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á trong nửa cuối năm nay sẽ giúp hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở châu Á sôi động hơn sau khi có nửa đầu năm trầm lắng nhất một thập kỷ.

Dữ liệu sơ bộ từ Refinitiv cho thấy, tổng giá trị M&A ở khu vực châu Á từ trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 362 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2013.

Sự suy giảm này gần như phù hợp với phần còn lại của thế giới do ảnh hưởng của lãi suất cao hơn, thị trường biến động và căng thẳng địa chính trị gây áp lực lên quá trình diễn ra các thương vụ trên toàn cầu, khiến một số ngân hàng đầu tư ở Phố Wall cắt giảm việc làm trong năm qua.

Ở châu Á, sự sụt giảm trong hoạt động M&A do sự sụt giảm mạnh trong các giao dịch liên quan đến Trung Quốc vì quan hệ Mỹ - Trung xấu đi và sự phục hồi chậm hơn dự kiến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, các giao dịch liên quan đến các công ty Trung Quốc đã giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 125,4 tỷ USD trong nửa đầu năm, và cũng là mức thấp nhất trong một thập kỷ.

Dữ liệu cũng cho thấy, các ngân hàng đầu tư trong khu vực châu Á đã thu được tổng cộng 1,4 tỷ USD phí từ các thương vụ M&A đã hoàn thành, giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức thấp nhất trong một thập kỷ.

Choe Tse Wei, Giám đốc điều hành tư vấn chiến lược tại Tập đoàn DBS của Singapore cho biết, những xung đột địa chính trị đã dẫn đến sự dịch chuyển đầu tư ra nước ngoài từ Tây Âu, Úc và Bắc Mỹ sang Đông Nam Á và các thị trường mới nổi khác thay vì Trung Quốc.

“Điều này điều hướng một số dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của phương Tây vào Ấn Độ và Đông Nam Á, đồng thời tăng tái đầu tư trong nước thông qua việc đưa hoạt động sản xuất quay về nước sở tại hoặc các địa điểm gần hơn”, ông cho biết.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, Đông Nam Á là nguồn gốc của giao dịch M&A lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay.

Rohit Chatterji, đồng Giám đốc M&A khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại JPMorgan cho biết: “Hoạt động ở Đông Nam Á vẫn đang được thúc đẩy bởi sự hợp nhất trong nước ở các lĩnh vực như tổ chức tài chính và công nghệ, truyền thông, viễn thông”.

Cũng theo Chatterji, các công ty đa quốc gia đang định hình lại chiến lược, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí và quyết định hợp nhất hoặc loại bỏ một số tài sản nhất định để ủng hộ các công ty địa phương, đồng thời điều này cũng có thể thúc đẩy hoạt động M&A ở Đông Nam Á.

Các quỹ đầu tư tư nhân (PE) dự kiến cũng sẽ dần hoạt động trở lại. Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, các giao dịch được hỗ trợ bởi PE đã đạt tổng cộng 53 tỷ USD trong nửa đầu năm, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất chấp những thách thức về huy động vốn, các quỹ này vẫn đang nắm giữ khoảng 417 tỷ USD tiền mặt, hoặc vốn có thể triển khai trong khu vực tính đến tháng 6/2023, là mức cao nhất từ trước đến nay.

Raghav Maliah, Phó chủ tịch của Goldman Sachs cho biết, nhìn chung, hoạt động chiến lược, bán tài sản của các quỹ đầu tư tư nhân và các giao dịch mua bán riêng lẻ sẽ tiếp tục đạt được đà tăng trưởng trong nửa cuối năm.

Tin bài liên quan