Liên Hợp Quốc: Các quốc gia giàu có có thể gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các chính phủ trên khắp thế giới đang quyết tâm giảm lạm phát bằng bất cứ giá nào, nhưng ngày càng có nhiều tiếng nói chỉ ra rằng, các chính sách tiền tệ thắt chặt có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với nền kinh tế thế giới.
Bà Rebeca Grynspan, Tổng thư ký UNCTAD

Bà Rebeca Grynspan, Tổng thư ký UNCTAD

Các ngân hàng trung ương ở Mỹ, châu Âu và Anh đã theo đuổi các chính sách thắt chặt tiền tệ không ngừng trong năm nay để giảm lạm phát trong nước, nhưng các tổ chức quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng, cách tiếp cận này có thể đẩy thế giới vào một thời kỳ dài tăng trưởng kinh tế thấp và giá cao liên tục.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã cảnh báo điều này trong một báo cáo dự báo thương mại toàn cầu hàng năm được công bố hôm thứ Hai (3/10).

Báo cáo dự đoán rằng, các chính sách tiền tệ hiện tại ở các quốc gia giàu có có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, với mức tăng trưởng giảm từ 2,5% năm 2022 xuống 2,2% trong năm tới.

Liên hợp quốc cho biết, sự suy giảm như vậy sẽ khiến GDP toàn cầu thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch và khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 17.000 tỷ USD, hay 20% thu nhập của thế giới. Theo báo cáo, các quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất, và nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với một cuộc suy thoái tồi tệ hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào trong 20 năm qua.

“Các động thái chính sách mà chúng tôi đã thấy ở các nền kinh tế tiên tiến đang ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh tế, xã hội và khí hậu. Họ đang phải đối mặt với những người nghèo khó nhất”, bà Rebeca Grynspan, Tổng thư ký UNCTAD cho biết trong một tuyên bố kèm theo báo cáo.

“Họ có thể gây ra thiệt hại tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008”, bà cho biết.

Suy thoái do chính sách gây ra

UNCTAD cho biết, sẽ yêu cầu các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới chịu trách nhiệm về việc gây ra cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo.

“Thắt chặt tiền tệ quá mức và hỗ trợ tài chính không đầy đủ ở các nền kinh tế phát triển có thể phản tác dụng, dẫn đến mức nợ công và tư nhân cao ở các nước đang phát triển”, báo cáo cho biết.

Lãi suất tăng và lo ngại về một cuộc suy thoái sắp tới đã khiến giá trị của đồng đô la Mỹ tăng vọt so với tất cả các loại tiền tệ khác trong năm nay. Mặc dù đây là một tin tuyệt vời đối với du khách Mỹ đi du lịch nước ngoài, nhưng đó lại là cơn ác mộng tài chính đối với các nước đang phát triển, khi giá nhập khẩu đang tăng nhanh và tạo thêm gánh nặng với các khoản nợ bằng đồng đô la.

Mức nợ ở các thị trường mới nổi đã đạt mức cao kỷ lục trong nhiều tháng, nhưng đồng đô la mạnh đã làm trầm trọng thêm các tình trạng bất cân xứng và làm tăng lạm phát ở các quốc gia đang phát triển.

Theo báo cáo của UNCTAD, khi áp lực nợ nần tăng cao, các nền kinh tế mới nổi có ít ngân sách hơn để đầu tư vào chăm sóc sức khỏe, khả năng chống chịu với khí hậu và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, điều này có thể dẫn đến một thời gian trì trệ kinh tế kéo dài.

“Chúng ta có thể đang ở bờ vực của một cuộc suy thoái toàn cầu do chính sách gây ra”, bà Rebeca Grynspan cho biết.

Báo cáo cũng kêu gọi các nền kinh tế tiên tiến xem xét các cách để giảm lạm phát ngoài việc tăng lãi suất. Bà Grynspan nhấn mạnh rằng, lạm phát ở mọi quốc gia ngày nay là do "khủng hoảng phân phối", gây ra bởi các nút thắt của chuỗi cung ứng chưa được giải quyết từ thời đại đại dịch và khuyến nghị các quốc gia giàu có nên đầu tư nhiều hơn vào các quốc gia đang phát triển và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

Bà Grynspan cũng kêu gọi thêm các gói tái cơ cấu và xóa nợ cho các nền kinh tế mới nổi đang gặp khó khăn trong việc trả nợ.

UNCTAD tham gia cùng với ngày càng nhiều tổ chức xuyên quốc gia để kêu gọi các quốc gia giàu có xem xét những nỗ lực để giảm lạm phát trong nước. Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đã kêu gọi các quốc gia giàu có tập trung vào khía cạnh nguồn cung của vấn đề lạm phát bằng cách đầu tư nhiều hơn vào sản xuất ở các nước đang phát triển và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Tin bài liên quan