Malaysia cảnh báo người dân có thể cạn kiệt tiền tiết kiệm sau 19 năm nữa

Malaysia cảnh báo người dân có thể cạn kiệt tiền tiết kiệm sau 19 năm nữa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM), người Malaysia có thể hết tiền tiết kiệm ở tuổi 58 do lương thấp, nợ nần chồng chất và rút tiền hưu trí sớm trong thời kỳ đại dịch.

Khoảng 145 tỷ ringgit (33 tỷ USD) đã được rút từ tài khoản Quỹ hưu trí cho nhân viên (EPF) trong đợt bùng phát Covid-19, một động thái chưa từng có tại thời điểm đó. Việc rút tiền này đã khiến tài sản của quỹ hưu trí lần đầu tiên giảm xuống vào năm ngoái, trong khi BNM cho biết điều này làm trầm trọng thêm nguy cơ vốn đã nghiêm trọng về lương hưu không đủ ở quốc gia Đông Nam Á này.

Thủ tướng Anwar Ibrahim đang chịu áp lực phải cho phép người dân rút tiền từ khoản tiết kiệm hưu trí của họ một lần nữa, trong bối cảnh phe đối lập kêu gọi rằng ông cho phép một đợt rút tiền có mục tiêu khác để giúp đỡ những người Malaysia đang gặp khó khăn.

Cựu Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob phát biểu rằng: "Người Malaysia đang cần viện trợ ngay bây giờ, không phải là 15 năm tới. Nhà của họ đang được bán đấu giá, con cái họ đang cần tiền để vào đại học, họ đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản".

Thủ tướng Anwar Ibrahim đã từ chối các lời kêu gọi, khiến phe đối lập lên tiếng phản đối. Cùng ngày hôm đó, một tài xế taxi được cho là đã hoàn thành chuyến đi dài 312 km đến cung điện quốc gia ở Kuala Lumpur để kiến ​​nghị rút EPF sớm. Hành trình của anh ấy đã lan truyền trên TikTok và sức nóng chính trị sẽ tăng cao hơn đối với Thủ tướng Anwar với 6 cuộc bầu cử cấp bang chỉ còn vài tháng nữa.

BNM cho biết, chắc chắn rằng tình hình đối với những người về hưu đã có vẻ tồi tệ trước đại dịch do các vấn đề cơ cấu như lương thấp, khoản hưu trí trung bình cho nhóm trong độ tuổi 51-55 sẽ chỉ kéo dài 5 năm sau khi rút tiền ở tuổi 55. Sau khi rút tiền trong thời đại Covid, khoản hưu trí này đã ít nay con số đó đã giảm xuống chỉ còn đủ cầm cự được khoảng ba năm.

BNM cho biết, với tuổi thọ trung bình trên toàn cầu sẽ tăng lên trên 77 vào năm 2050, “một người Malaysia trung bình sẽ có nguy cơ tiêu hết khoản tiết kiệm hưu trí của mình 19 năm trước khi chết”.

Thế hệ Millennials có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ năm 2020 đến năm 2022, tỷ lệ thành viên trong độ tuổi 26-40 đáp ứng ngưỡng hưu trí cơ bản của EPF đã giảm nhiều nhất. Theo báo cáo, nhóm này có thể đã mất khoản hưu trí lên tới 94.000 ringgit khi họ nghỉ hưu ở tuổi 60.

Điều này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải xây dựng lại bộ máy hưu trí, đồng thời kêu gọi các chính sách kéo dài giai đoạn tích lũy như một cách để tăng cường tiết kiệm hưu trí. Ngân hàng cho biết, điều này có thể liên quan đến việc tái đầu tư một phần tiền hưu trí mà lẽ ra đã được rút ra khi đến tuổi nghỉ hưu.

Phe đối lập đã vẽ ra một bức tranh trực tiếp hơn về hoàn cảnh của người Malaysia.

“Nếu chính phủ không cho phép rút tiền có mục tiêu, thì họ có đề xuất gì thêm để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Có những người đã bán thận của của họ”, nhà lập pháp Wan Ahmad Fayhsal Wan Ahmad Kamal cho biết. Bộ Y tế Malaysia cho biết, họ coi bất kỳ khiếu nại nào về buôn bán nội tạng là nghiêm trọng vì nó vi phạm đạo đức y tế.

Thủ tướng Anwar đã nhượng bộ các yêu cầu của phe đối lập, trong khi vẫn làm việc trong phạm vi tài chính hạn chế của chính phủ. Kế hoạch chi tiêu của ông cho năm 2023 bao gồm khoản đóng góp 500 ringgit cho các thành viên EPF có ít hơn 10.000 ringgit trong tài khoản của họ. Khi áp lực không giảm bớt, ông đề xuất rằng người dân Malaysia được phép sử dụng khoản hưu trí EPF của họ như sự hỗ trợ để đăng ký các khoản vay với lãi suất thấp hơn thị trường.

Tin bài liên quan