Năm 2011, giá đường tăng hơn 30%, đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm

Năm 2011, giá đường tăng hơn 30%, đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm

Phía sau việc tăng vốn của doanh nghiệp mía đường

(ĐTCK-online) Trong mùa ĐHCĐ năm nay, nhiều DN mía đường niêm yết có lộ trình tăng và huy động vốn khá mạnh, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 lại tỏ ra khá thận trọng.

Tính trung bình, các các DN niêm yết ngành mía đường ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2010 vượt trên 50% so với năm 2009 và trên 70% so với kế hoạch (Bảng 1). Kết quả khả quan trên xuất phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất, các DN mía đường có một năm thuận lợi khi giá đường tăng hơn 30%, đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm. Thứ hai, các DN nâng cao năng lực chế biến, sản xuất. Mặc dù diện tích vùng nguyên liệu không được mở rộng, nhưng sản lượng mía thu hoạch vẫn tăng trưởng khá, nhờ các biện pháp thâm canh.

Bảng 1: Kết quả kinh doanh năm 2010 (Đơn vị: tỷ đồng)

 

Thực hiện 2010

SBT

LSS

BHS

SEC

NHS

Doanh thu

1.104

1.188

2.013

296

437

 +/- so với 2009 (%)

43%

49%

69%

52%

54%

 +/- so với KH 2010

18%

4%

31%

0%

6%

Lợi nhuận thuần

345

297

149

60

88

 +/- so với 2009

64%

92%

23%

52%

38%

 +/- so với KH 2010

33%

58%

119%

9%

162%

Cổ tức (đồng/CP)

1.800

3.500

3.500

3.000

4.000

 

Thận trọng kế hoạch năm 2011

Trong bối cảnh nguồn cung đường thế giới đang được cải thiện, giá đường khó có thể tiếp tục tăng mạnh. Đối với ngành mía đường Việt Nam, vấn đề phát triển vùng mía nguyên liệu vẫn còn rất khó khăn, nông dân có xu hướng chuyển sang trồng những loại cây khác có tính kinh tế cao hơn như cao su, sắn… Năm 2011, dự kiến diện tích vùng nguyên liệu mía không có nhiều thay đổi. Mặc dù kế hoạch doanh thu của các DN ngành đường đều tăng trên 40% (trừ BHS tăng 7%), kế hoạch lợi nhuận cho năm 2011 của các DN này chỉ tăng nhẹ (SBT và LSS), hoặc giảm (BHS và NHS). Chỉ có SEC đặt kế hoạch lợi nhuận khá ấn tượng với mức tăng trưởng 41% (Bảng 2).

Bảng 2: Kế hoạch kinh doanh năm 2011 (Đơn vị: tỷ đồng)

 

Kế hoạch 2011

SBT

LSS

BHS

SEC

NHS

Doanh thu

1.600

1.650

2.171

515

638

+/- so với 2010

44%

38%

7%

73%

45%

Lợi nhuận trước thuế

400

450

147

95

65

+/- so với 2010

8%

15%

-13%

41%

-37%

 


Ba vấn đề đáng lưu ý

Trong mùa ĐHCĐ năm nay, điểm đáng chú ý với các DN mía đường niêm yết là lộ trình tăng và huy động vốn khá mạnh. Lý do chung là nhằm đầu tư nâng cấp công suất, mở rộng vùng nguyên liệu. CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT) dự kiến phát hành 30 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, lãi suất 10% cho Quỹ Duxton. Với nguồn tài chính khá dồi dào hiện tại (tiền mặt 126 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối 346 tỷ đồng, số liệu cuối năm 2010), việc huy động số tiền lớn trong khi kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu và tăng công suất của SBT vẫn còn trên giấy tờ cho thấy, kế hoạch trên chưa hợp lý. SBT chỉ cần đầu tư khoảng 30 - 35 tỷ đồng để nâng công suất từ 8.000 tấn/ngày lên 9.000 tấn/ngày. Với kế hoạch nâng công suất lên 16.000 tấn/ngày đến năm 2014, liệu SBT có thực sự cần phải huy động thêm vốn để đầu tư? Câu hỏi tương tự cũng đặt ra với một số DN ngành đường khác.

Mặc dù lên kế hoạch tăng vốn khá nhanh, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 của các DN ngành đường lại tỏ ra khá thận trọng. Đối với CTCP Đường Biên Hòa (BHS), vốn điều lệ tăng trên 60%, nhưng kế hoạch lợi nhuận giảm 13%. Tương tự, CTCP Đường Ninh Hòa (NHS) tăng vốn điều lệ thêm 25%, nhưng kế hoạch lợi nhuận giảm 37%. Khó có thể kỳ vọng tốc độ tăng lợi nhuận theo kịp tốc độ tăng vốn ngay từ năm đầu tiên, nhưng điều này vẫn đặt ra câu hỏi về hiệu quả thực của việc huy động vốn khi tình hình tài chính các DN đang khá tốt (Bảng 3).

Bảng 3: Kế hoạch tăng vốn năm 2011 (Đơn vị: tỷ đồng)

 

VĐL 2010

VĐL 2011

% tăng vốn

Hình thức phát hành

Tiền mặt khả dụng

Tiền mặt + đầu tư tài chính ngắn hạn

LSS

400

500

25%

Cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn + LN giữ lại (vào 31/12/2010 là 615 tỷ đồng)

463

522

BHS

185

300

62%

Cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn + các quỹ đầu tư phát triển (vào 31/12/2010 là 197 tỷ đồng)

59

59

SEC

145

181

25%

Trả cổ tức bằng cổ phiếu từ LN giữ lại + các quỹ đầu tư phát triển (vào 31/12/2010 là 52 tỷ đồng)

63

90

NHS

81

101,25

25%

Phát hành cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 25%, giá 10.000 đồng/CP

182

182

Có một điểm khá chung đáng lưu tâm trong ngành đường hiện nay. Đó là việc nhiều DN có chung một cổ đông chi phối là "đại gia" trong ngành đường và nhóm các công ty liên quan đến "ông lớn" này. Việc các DN ngành đường lên kế hoạch huy động vốn khá mạnh tay trong năm 2011, trong khi chỉ tiêu kinh doanh tương đối thận trọng, khiến giới quan sát đặt câu hỏi: Liệu có hay không việc cổ đông lớn muốn mượn danh pháp nhân huy động vốn cho mục đích sử dụng riêng hay sẽ có làn sóng sáp nhập ở các công ty đường niêm yết?