Sinh vật biển cực quý hiếm có tỷ lệ 2 triệu con mới xuất hiện 1, được ngư dân bắt sống

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Màu sơn của tự nhiên bao giờ cũng là loại sơn đỉnh nhất.
Sinh vật biển cực quý hiếm có tỷ lệ 2 triệu con mới xuất hiện 1, được ngư dân bắt sống

Nghề đi biển là một công việc xuất hiện từ rất lâu đời, công việc này cũng phải đối diện với rất nhiều hiểm nguy tiềm tàng từ thiên nhiên cũng như từ chính con người.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), trên thế giới có khoảng 39 triệu ngư dân sinh sống dựa vào nghề đánh bắt cá thương mại cũng như tự nuôi cá trong năm 2022, gấp hơn ba lần so với con số của năm 1970. Trong số này, có 74% là đánh bắt cá tự nhiên và 26% là tự nuôi cá. Tổng sản lượng ngư nghiệp đạt 133 triệu tấn, tương đương với năng suất 3,5 tấn/người. Đa phần tăng trưởng trong ngành ngư nghiệp đến từ châu Á, nơi chiếm 4/5 số dân chài và người nuôi cá toàn thế giới.

Phần lớn ngư dân là nam giới, tham gia vào các hoạt động đánh bắt xa bờ và đánh bắt ở nơi biển sâu.

Đối diện trước sự khắc nghiệt, những thử thách đầy tiềm ẩn của thiên nhiên, của đại dương, sông nước, rất nhiều ngư dân vì không chịu được áp lực và đành rời bỏ công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Nghề nào cũng có đặc thù, tính chất công việc riêng và nếu chú tâm (hoặc may mắn), ai cũng sẽ có thể tìm thấy nguồn cảm hứng để tiếp tục. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình.

Mọi việc bắt nguồn từ một bức ảnh được doanh nhân công nghệ Lars-Johan Larsson đăng tải trên trang cá nhân Twitter của mình. Theo đó, một con tôm hùm có màu xanh coban cực kỳ bắt mắt đã được Larsson chia sẻ lại và viết: "Chú tôm hùm xanh này đã được một ngư dân đánh bắt ngoài khơi thành phố Portland, bang Maine rồi sau đó được trả tự do về với đại dương để tiếp tục cuộc sống. Tôm hùm xanh có tỷ lệ xuất hiện 1 trên 2 triệu con".

Màu sắc đẹp tuyệt của tôm hùm xanh.

Màu sắc đẹp tuyệt của tôm hùm xanh.

Tôm hùm màu xanh coban có lớp vỏ với sắc tố khác biệt và được các chuyên gia cho rằng chúng là sản phẩm của khiếm khuyết di truyền. Căn bệnh này khiến con tôm sản sinh quá nhiều một loại protein kết hợp với phân tử caroten màu đỏ mang tên astaxanthin. Kết quả là phân tử tổ hợp màu xanh dương gọi là crustacyanin.

Mặc dù có tỷ lệ xuất hiện cực kỳ thấp, tuy nhiên, xét về tổng số lượng tôm được đánh bắt trên toàn thế giới, thỉnh thoảng vẫn có những chú tôm hùm xanh lọt vào lưới của ngư dân. Năm ngoái, anh Tom Lambourn trong chuyến đi đánh bắt ngoài khơi vùng biển Penzance cũng đã bắt gặp được một chú giáp xác có vẻ ngoài lòe loẹt trong dụng cụ đánh bắt tôm hùm của mình. Cũng giống như trường hợp trên, Tom cũng chỉ chụp ảnh lại rồi sau đó thả nó trở về với tự nhiên.

Nhưng tôm hùm vàng mới là loài tôm hùm quý hiếm nhất trên thế giới. Ảnh: UONE.

Nhưng tôm hùm vàng mới là loài tôm hùm quý hiếm nhất trên thế giới. Ảnh: UONE.

Thực tế, tôm hùm xanh không phải là loài tôm hùm quý giá nhất trên thế giới. Danh hiệu trên phải được trao cho loài tôm hùm vàng. Theo ước tính của Viện Tôm hùm, tỷ lệ xuất hiện của loài tôm hùm vàng thấp hơn rất nhiều so với tôm hùm xanh, rơi vào khoảng 1 trên 30 triệu con. Hiện tại, một chú tôm hùm vàng, được đặt tên là Banana đang được nuôi dưỡng trong Trung tâm khoa học Hàng hải thuộc Đại học New England tại thành phố Biddeford.

Tin bài liên quan