Sự lo âu vẫn chiếm lĩnh thị trường

Sự lo âu vẫn chiếm lĩnh thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các chỉ số chính của Phố Wall tiếp tục giảm mạnh trong phiên ngày thứ Tư (19/1), với Nasdaq đã xác nhận đi vào xu hướng điều chỉnh khi mất 10,7% so với mức đỉnh kỷ lục, do khi các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về lợi suất kho bạc Mỹ tăng cao và chính sách tiền tệ của Fed.

Đây đã là lần thứ tư chỉ số Nasdaq rơi vào xu hướng giảm trong hai năm đại dịch Covid-19 làm rung chuyển các thị trường tài chính toàn cầu. Đợt điều chỉnh gần nhất của Nasdaq là vào đầu năm 2021, khi chỉ số giảm hơn 10% từ ngày 12/2 đến ngày 8/3.

Phiên này, cổ phiếu của Apple đã giảm 2,1%, ảnh hưởng phần lớn đến Nasdaq, trong khi sự sụt giảm của Tesla và Amazon cũng góp thêm phần kéo lùi chỉ số.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tiêu dùng dẫn đầu đà giảm tại S&P 500 khi mất 1,8%, trong khi tài chính giảm 1,7% và công nghệ giảm 1,4%.

Thị trường đã có một khởi đầu khó khăn vào năm 2022, khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhanh trong bối cảnh lo ngại Fed sẽ trở nên quyết liệt trong việc kiểm soát lạm phát đã đặc biệt ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng. Cho đến nay, chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 5% trong năm nay.

Ở chiều ngược lại, Bank of America tăng 0,4% đã báo cáo lợi nhuận quý vừa qua hơn 30% so với dự kiến, trong khi Morgan Stanley tăng 1,8% cũng báo cáo lợi nhuận cùng kỳ cao hơn kỳ vọng của thị trường.

Kết thúc phiên 19/1, chỉ số Dow Jones giảm 339,82 điểm (-0,96%), xuống 35.028,65 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 44,33 điểm (-0,97%), xuống 4.532,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 166,64 điểm (-1,15%), xuống 14.340,26 điểm.

Chứng khoán châu Âu đã phục hồi sau phiên giảm sâu trước đó, nhưng đà tăng bị chặn lại khá nhiều do lo ngại giá dầu thô ở mức cao khiến lo ngại lạm phát gia tăng, ngay cả khi lợi suất trái phiếu giảm sau khi chạm mức đỉnh.

Kết thúc phiên 19/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 26,11 điểm (+0,35%), lên 7.589,66 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 37,16 điểm (+0,24%), lên 15.809,72 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 39,15 điểm (+0,55%), lên 7.172,98 điểm.

Tại châu Á, Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, do ảnh hưởng từ phiên trước đó trên phố Wall.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do các nhà sản xuất xe điện và công ty chăm sóc sức khỏe đi xuống, khi các nhà đầu tư chốt lời.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, khi các nhà phát triển bất động sản và các công ty năng lượng tăng điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ năm liên tiếp và chạm mức thấp nhất trong bảy tuần, khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.

Kết thúc phiên 19/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 790,02 điểm (-2,80%), xuống 27.467,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,73 điểm (-0,33%), xuống 3.558,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 15,07 điểm (+0,06%), lên 24.127,85 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 21,96 điểm (-0,77%), xuống 2.842,28 điểm.

Giá vàng thế giới phiên đêm qua tăng vọt khi nỗi lo sợ lạm phát toàn cầu tăng nhanh đã giúp dòng tiền chảy mạnh vào kim loại quý để trú ẩn, sau khi dữ liệu cho thấy, lạm phát ở Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm do chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,4% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết thúc phiên 19/1, giá vàng giao ngay tăng 26,7 USD lên 1.840,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng giảm 3 USD xuống 1.840,2 USD/ounce.

Một phần của việc giá dầu thô lao cao trong những ngày gần đây là kết quả của căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và mối quan hệ Nga-Tây đối đầu với Ukraine.

Nhưng động lực chính là nguồn cung trên thị trường bị thắt chặt, với tình trạng ngừng hoạt động ở các nước sản xuất lớn.

Tuần trước, Giám đốc điều hành Fatih Birol cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu đã được chứng minh là có khả năng phục hồi tốt hơn trước tác động của sự lây lan của biến thể Omicron so với dự kiến ​​của IEA.

Kết thúc phiên 19/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 1,61 USD (+1,88%), lên 85,43 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,45 USD (+1,66%), lên 87,51 USD/thùng.

Tin bài liên quan