Quốc hội sẽ bàn về Luật Chuyển đổi giới tính vào tháng 10/2024 (Ảnh minh hoạ)

Quốc hội sẽ bàn về Luật Chuyển đổi giới tính vào tháng 10/2024 (Ảnh minh hoạ)

Tháng 10/2024, Luật Chuyển đổi giới tính lần đầu lên bàn Quốc hội

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 vừa được Quốc hội phê duyệt, vấn đề chuyển đổi giới tính sẽ lần đầu được cơ quan lập pháp xem xét để luật hoá vào tháng 10/2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 89/2023/QH15 ngày 2/6/2023 về "Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023". Nghị quyết do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký.

Theo đó, Nghị quyết 89 bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 như sau:

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án sau đây: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 chi tiết như sau:

Tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):

Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV.

Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV.

Tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):

Trình Quốc hội thông qua 09 luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi).

Đây là sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí

Người đề xuất và xây dựng hồ sơ, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính là đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), với tên gọi ban đầu là Luật Bản dạng giới.

Ông Trí nguyên là Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương, nhiều năm công tác trong ngành y và là đại biểu tự ứng cử tại Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đã nhiều lần đề xuất với Quốc hội về việc luật hoá quyền tự xác định giới tính của công dân.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đã nhiều lần đề xuất với Quốc hội về việc luật hoá quyền tự xác định giới tính của công dân.

Tờ trình dự thảo luật giải thích, bản dạng giới là một cảm nhận tự thân của cá thể về giới tính của mình mà chỉ tự họ nhận ra trong quá trình sống, không phụ thuộc vào giới tính bên ngoài khi mới sinh ra của họ.

Bộ luật Dân sự khẳng định "cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính".

Từ đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, quyền tự xác lập bản dạng giới, chuyển đổi giới tính là một quyền nhân thân cơ bản của công dân và cần được luật hoá.

Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây có một sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội được hiện thực hoá. Trước đó, tại nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, đại biểu TP.Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh cũng đề xuất xây dựng luật Hành chính công, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý xây dựng, cho ý kiến nhiều lần. Tuy nhiên, sau dự luật sau đó đã bị rút khỏi chương trình xây dựng luật do không đủ điều kiện và tính khả thi.

Tin bài liên quan