Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền âm thầm tìm kiếm cơ hội ở cổ phiếu năng lượng tái tạo

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền âm thầm tìm kiếm cơ hội ở cổ phiếu năng lượng tái tạo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Hạn chế vốn làm suy yếu vai trò dẫn dắt của ngân hàng thương mại nhà nước; Doanh nghiệp xây dựng gồng lỗ; Cổ tức bằng… giấy; Triển vọng sáng hơn với cổ phiếu năng lượng tái tạo; Nhu cầu dầu dần bị phá hủy trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/3 tăng 250.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 68,55 – 69,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 12,9 USD/ounce lên 1.956,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ sau đó quay trở lại ngưỡng 1.955 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 98,68 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.151 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.730 – 23.010 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 44.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã chững lại và rung lắc nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối giờ chiều.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,60 USD (-0,53%), xuống 111,74 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,05 USD (-0,04%), xuống 118,98 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index chưa thể trở lại mốc 1.500 điểm

Trong phiên sáng, sau nhịp hồi nhẹ thử thách lại mốc 1.500 điểm, thị trường đã trở nên rung lắc do áp lực bán gia tăng ở nhóm bluechip.

Bước sang phiên chiều, một số bluechip giao dịch khởi sắc giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh, nhưng lực cầu khá yếu cùng việc thiếu sự hậu thuẫn của nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường chưa thể trở lại mốc 1.500 điểm.

Nhóm dệt may có phiên bùng nổ, với GIL tăng kịch trần, EVE +5,5%, STK +5,2%, MSH +4,1%, TCM +3,8% …

Tuy nhiên, các nhóm cổ phiếu trụ cột lại không mấy tích cực. Điển hình là dòng bank khi chứng kiến sắc đỏ chiếm tới hơn 2/3 toàn ngành.

Dòng tiền cũng sôi động ở nhóm cổ phiếu vừa và với OGC, CIG, IDI, QBS, TDH, SJF, MCG đều tăng kịch trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,57 triệu đơn vị với tổng giá trị bán 71,1 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/3: VN-Index tăng 0,24 điểm (+0,02%,) lên 1.498,5 điểm; HNX-Index giảm 1,05 điểm (-0,23%), xuống 461,75 điểm; UpCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,22%), xuống 117 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng trong phiên ngày thứ Năm (24/3), khi các nhà đầu tư săn đón cổ phiếu giảm giá của các nhà sản xuất chip và giá dầu hạ nhiệt cũng đã thúc đẩy tâm lý thị trường.

Cổ phiếu của Nvidia Corp tăng 9,8%, dẫn đầu đà tăng trong lĩnh vực chip và chạm mức cao nhất kể từ giữa tháng 1, cổ phiếu Intel Corp tăng 6,9% và cả hai cổ phiếu đều thúc đẩy lớn nhất đối với S&P 500 và Nasdaq, còn AMD cũng vọt 5,8%.

Chỉ số bán dẫn Philadelphia SE được thúc đẩy mạnh mẽ và đã tăng 5,1%, mức tăng tốt nhất kể từ ngày 15/2.

Cả ba chỉ số chính đã tăng 6 trong 8 phiên gần đây, sau khi S&P 500 và Dow Jones rơi vào vùng điều chỉnh và Nasdaq thậm chí đã xác nhận ở trong một thị trường giá xuống.

Kết thúc phiên 24/3, chỉ số Dow Jones tăng 349,44 điểm (+1,02%), lên 34.707,94 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 63,92 điểm (+1,43%), lên 4.520,16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 269,23 điểm (+1,93%), lên 14.191,84 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng phiên thứ 9 liên tiếp, chuỗi tăng tốt nhất kể từ tháng 9/2019, khi các nhà đầu tư mạnh tay mua lại các cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,14% lên 28.149,84 điểm và tăng 4,93% trong tuần này. Chỉ số Topix gần như không đổi tại 1.981,47 điểm, nhưng đạt mức tăng trong tuần là 3,78%.

Masahiro Ichikawa, Giám đốc chiến lược thị trường tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết: “Những bất ổn thị trường đã được loại bỏ và điều đó đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua cổ phiếu”.

Một số cổ phiếu đáng chú ý như Shionogi tăng 4,49%, sau khi nhà sản xuất thuốc này ký một thỏa thuận cơ bản với chính phủ Nhật Bản để cung cấp phương pháp điều trị Covid-19 dạng uống mà hãng đang phát triển.

Tập đoàn tài chính khổng lồ Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 1,83%, sau khi các giám đốc điều hành tại đơn vị môi giới SMBC Nikko Securities bị bắt và bị truy tố vì cáo buộc thao túng thị trường.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, bị đè nặng bởi lo ngại về rủi ro hủy niêm yết tại Mỹ đối với một số công ty.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 1,17% xuống 3.212,24 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,8% xuống 4.174,57 điểm.

Trong tuần, chỉ số CSI300 giảm 2,1%, trong khi Shanghai Composite giảm 1,2%.

Cơ quan quản lý kế toán công ty đại chúng tại Mỹ hôm thứ Năm cho biết, họ tiếp tục hợp tác với các nhà quản lý Trung Quốc về việc truy cập hồ sơ kiểm toán các công ty Trung Quốc niêm yết trên phố Wall, nhưng vẫn chưa rõ liệu chính phủ Trung Quốc có cấp quyền truy cập theo yêu cầu của luật niêm yết mới của Mỹ hay không.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, cũng do tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi khả năng hủy niêm yết các công ty Trung Quốc tại Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,47% xuống 21.404,88 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 3,24% xuống 7.283,92 điểm.

Cổ phiếu công nghệ tại Hồng Kông đã ảnh hưởng mạnh đến đến thị trường, sau khi các cơ quan quản lý của Mỹ cho biết, những đồn đoán gần đây của giới truyền thông về một thỏa thuận có thể giúp hàng trăm công ty Trung Quốc không phải rời khỏi sàn chứng khoán Mỹ là "quá sớm".

Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông giảm mạnh, trong đó Meituan và Alibaba Group lần lượt giảm 8,15% và 5,62%.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi, khi đà tăng của LG Energy Solution (LGES) đã bù đắp cho do nhóm cổ phiếu cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,01% lên 2.729,98 điểm, Trong tuần, chỉ số này đã tăng 0,85%, sau mức tăng 1,72% của một tuần trước đó.

Cổ phiếu của LG Energy Solution đã tăng 7,6%, dẫn đầu mức tăng của chỉ số, sau khi nhà cung cấp pin cho các nhà sản xuất xe điện Tesla và Lucid công bố kế hoạch đầu tư 1,7 nghìn tỷ won (1,39 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất pin ở Arizona vào năm 2024.

Trái lại, các cổ phiếu lớn công nghệ khác giảm khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine và triển vọng tăng lãi suất của Mỹ, với nhà sản xuất SK Hynix và Naver lần lượt giảm 2,07% và 2,06%.

Kết thúc phiên 25/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 39,45 điểm (+0,14%), lên 28.149,84 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,02 điểm (-1,17%), xuống 3.212,24 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 541,07 điểm (-2,47%), xuống 21.404,88 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,32 điểm (+0,01%), lên 2.729,98 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Hạn chế vốn làm suy yếu vai trò dẫn dắt của ngân hàng thương mại nhà nước

Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ còn chiếm 23,6% vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng. Hạn chế về vốn dẫn đến hạn chế năng lực của các ngân hàng này..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp xây dựng gồng lỗ

Giá thép và vật liệu xây dựng liên tục phá đỉnh khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ càng làm càng lỗ..>> Chi tiết

- Cổ tức bằng… giấy

Mùa đại hội đồng cổ đông năm 2021, câu chuyện cổ tức nhận được sự đồng thuận khá tốt của các cổ đông. Nhưng đó là chuyện của năm ngoái..>> Chi tiết

- Triển vọng sáng hơn với cổ phiếu năng lượng tái tạo sau xung đột Nga - Ukraine

Lợi thế của năng lượng tái tạo càng được củng cố và dự báo sẽ có lợi thế cạnh tranh về chi phí hơn, bởi vậy dòng tiền cũng đang âm thầm tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu của nhóm này..>> Chi tiết

- JPMorgan: Nhu cầu dầu dần bị phá hủy trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị

Thị trường hàng hóa có một câu nói hay rằng “cách chữa trị tốt nhất cho giá cao là giá cao”, tức là giá dầu cuối cùng đã đạt đến mức mà việc sử dụng bắt đầu giảm, trong một quá trình được gọi là sự phá hủy nhu cầu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan