Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dịch chuyển nhanh

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dịch chuyển nhanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index gần như không đổi; “Đau đầu” vì tỷ giá, chứ không phải lạm phát; Giải bài toán khó về dòng tiền; Tiền đầu cơ chảy mạnh; Cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền; Thế giới chuyển sang nhiên liệu bẩn hơn khi giá khí đốt quá đắt đỏ… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 16/8 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 66,00 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giảm 23,9 USD xuống mức 1.780,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp và về 1.775 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,78 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.173 đồng/USD, tăng 13 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.260 – 23.540 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giằng co nhẹ quanh 24.000 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,89 USD (-2%), xuống 92,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,30 USD (-1,31%), xuống 94,20 USD/thùng.

Dòng tiền trên thị trường dịch chuyển

Áp lực bán xuất hiện từ sớm, dù không quá mạnh nhưng cũng đủ khiến bảng điện tử bị sắc đỏ chi phối và diễn biến này được duy trì trong suốt phiên.

Điểm nhấn đến từ việc dòng tiền sau khi tìm đến nhóm ngân hàng trong phiên hôm qua đã quay trở lại với nhóm cổ phiếu thép, giúp nhiều mã trong nhóm này giao dịch tích cực, cùng sự khởi sắc của những cổ phiếu đầu ngành điện khí, xăng dầu, thực phẩm - đồ uống, bán lẻ…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 23,22 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 510,32 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/8: VN-Index tăng 0,49 điểm (+0,04%), lên 1.274,69 điểm; HNX-Index giảm 0,95 điểm (-0,31%), xuống 303,02 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,22%) lên 92,84 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng điểm nhẹ trong phiên ngày thứ Hai (15/8) nhờ sức bật ở nhóm cổ phiếu tăng trưởng, trong khi sự cảnh giác cũng dâng cao do nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc.

Các cổ phiếu mega cap như Apple tăng 0,6%, Microsoft Corp tăng 0,5% và Tesla đã tăng 3,1%. Những cổ phiếu này đã đóng góp tích cực nhất cho S&P 500 và Nasdaq khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ đón nhận kết quả kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ lớn như Home Depot, Walmart và Target, đồng thời theo dõi nhận định của ban lãnh đạo các doanh nghiệp này về tác động của lạm phát.

Kết thúc phiên 15/8, chỉ số Dow Jones tăng 151,39 điểm (+0,45%), lên 33.912,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,99 điểm (+0,40%), lên 4.297,14 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 80,87 điểm (+0,62%), lên 13.128,05 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản gần như không đổi, nhưng các cổ phiếu liên quan đến năng lượng và vận tải biển bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 0,01% xuống 28.868,91 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,15% xuống 1.981,96 điểm.

Phiên này, cổ phiếu các nhà khai thác dầu giảm 1,48% và các nhà lọc dầu giảm 1,5% sau khi giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc - nước mua dầu thô hàng đầu thế giới.

Cổ phiếu các hãng vận tải biển giảm 4,08% và dẫn đầu mức giảm trong số 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Ở những nơi khác, Istyle đã tăng 27,3% sau khi Amazon quyết định mua 36,95% cổ phần của nhà điều hành trang web đánh giá mỹ phẩm.

Tập đoàn JAFCO tăng 12,37% sau khi một nhóm nhà đầu tư do Yoshiaki Murakami dẫn đầu đã nói với JAFCO trong các cuộc họp vào đầu tháng này rằng, họ đã tích lũy gần 15% cổ phần của mình và đề xuất rằng có khả năng tăng cổ phần của họ lên 51%.

Chỉ số bluechip của chứng khoán Trung Quốc đã giảm, do lo lắng về sự bùng phát Covid-19 và tăng trưởng kinh tế chậm lại mặc dù cổ phiếu bất động sản đã nhảy vọt khi có tin tức về chính sách hỗ trợ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,05% lên 3.277.88 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,19% xuống 4.177,84 điểm.

Tình hình dịch Covid-19 của Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong tuần qua, với số lượng ca nhiễm mới hàng ngày tăng lên hơn 2.000 ca.

Tính đến thứ Hai, 22 thành phố ở Trung Quốc đã thực hiện phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, ảnh hưởng đến 5,6% dân số và 8,8% GDP, theo một cuộc khảo sát của Nomura.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm qua đã cắt giảm lãi suất cho vay chính khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh tế và mở rộng tín dụng của Trung Quốc chậm lại trong tháng Bảy. Các nhà phân tích hiện kỳ ​​vọng các ngân hàng sẽ cắt giảm Lãi suất cho vay ưu đãi vào tuần tới.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực bởi những thông tin từ Meituan.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,05% xuống 19.830,52 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,27% xuống 6.727,94 điểm.

Phiên này, cổ phiếu Meituan giảm 9% sau khi các nguồn tin nói với Reuters rằng, Tencent Holdings Ltd có kế hoạch bán toàn bộ hoặc phần lớn lượng cổ phần trị giá 24 tỷ USD sở hữu tại Meituan.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ nhóm cổ phiếu sản xuất chip đã bù đắp tác động từ lo ngại suy thoái kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 5,58 điểm, tương đương 0,22% lên 2.533,52 điểm.

Thị trường được nâng đỡ bởi cổ phiếu của hai cổ phiếu công nghệ là Samsung Electronics và SK Hynix, tăng lần lượt 1,33% và 3,64%.

Kết thúc phiên 16/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 2,87 điểm (-0,01%), xuống 28.868.91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,80 điểm (+0,05%), lên 3.277,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 210,34 điểm (-1,05%), xuống 19.830,52 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 5,58 điểm (+0,22%), lên 2.533,52 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- “Đau đầu” vì tỷ giá, chứ không phải lạm phát

Mỹ liên tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát khiến tỷ giá USD/VND bật tăng và Ngân hàng Nhà nước phải hút bớt tiền thông qua kênh tín phiếu, thậm chí bán khoảng 10% dự trữ ngoại hối để cân bằng cung - cầu..>> Chi tiết

- Tiền đầu cơ chảy mạnh

Nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh giảm sút, thậm chí thua lỗ nhưng cổ phiếu vẫn tăng giá mạnh trong thời gian gần đây..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Giải bài toán khó về dòng tiền

Nội dung được giới đầu tư quan tâm nhất trong cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ngày 11/8 vừa qua là câu chuyện gỡ khó về dòng tiền, đặc biệt là dòng tiền dành cho sản xuất - kinh doanh..>> Chi tiết

- Cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền

VN-Index gần đây hồi phục tốt, thanh khoản cải thiện khiến cổ phiếu chứng khoán thu hút dòng tiền, nhưng triển vọng thời gian tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố..>> Chi tiết

- Thế giới chuyển sang nhiên liệu bẩn hơn khi giá khí đốt quá đắt đỏ

Với giá khí đốt tự nhiên cao không có dấu hiệu hạ nhiệt và nguồn cung ngày càng khan hiếm, các lựa chọn thay thế nhiên liệu rẻ hơn và bẩn hơn đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với những người mua cần năng lượng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan