Thị trường tài chính 24h: Một cuộc thanh lọc trong thị trường bất động sản là không thể tránh khỏi

Thị trường tài chính 24h: Một cuộc thanh lọc trong thị trường bất động sản là không thể tránh khỏi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index hồi phục hơn 10 điểm; Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng, trái phiếu bất động sản: Ai cứu, cứu cách nào?; Thị trường trái phiếu không thể tự điều tiết; Các chuyên gia chỉ ra chìa khóa giúp thị trường bất động sản phục hồi; Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương châu Á tăng trở lại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 16/2 tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tiếp tục giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,35 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 17,7 USD xuống 1.836,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhanh về gần 1.830 USD/ounce trước khi phục hồi nhẹ lên trên 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,67 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.636 đồng/USD, tăng 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.490 – 23.830 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 22.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng khá mạnh và lên trên 24.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,34 USD (+0,43%), lên 78,93 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,23 USD (+0,27%), lên 85,61 USD/thùng.

VN-Index hồi phục

Sau phiên sáng khá ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều đã yếu đà khiến VN-Index thủng tham chiếu. Nhưng cũng rất nhanh sau đó, cũng là các bluechip hồi phục đã thúc đẩy VN-Index nhích dần và tăng hơn 10 điểm khi đóng cửa.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhiều cổ phiếu cũng nới rộng đà tăng, với những cái tên nổi bật như CIG, OGC, GIL, LSS, DQC, IBC khi đều tăng kịch trần.

Đáng kể là nhóm cổ phiếu thép với sự góp mặt của SMC và NKG khi cũng tăng hết biên độ lên 10.350 đồng và 15.050 đồng. Cổ phiếu HSG cũng nổi bật khi là cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao nhất thị trường với 31,94 triệu đơn vị khớp lệnh, cổ phiếu tăng mạnh 5% lên 15.850 đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,31 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 93,39 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/2: VN-Index tăng 10,09 điểm (+0,96%), lên 1.058,29 điểm; HNX-Index tăng 2,87 điểm (+1,38%), lên 210,84 điểm; UpCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,25%), lên 79,66 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích nhẹ trong phiên thứ Tư (15/2), sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh hơn mong đợi đã đưa thêm bằng chứng về khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, nhưng cũng đồng thời thúc dự báo Fed lãi suất nhiều hơn trong những tháng tới.

Doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 3% trong tháng 1, được thúc đẩy bởi việc mua xe có động cơ và các hàng hóa khác. Trước đó, các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã ước tính doanh số bán lẻ chỉ tăng khoảng 1,8%.

Kết thúc phiên 15/2, chỉ số Dow Jones tăng 38,78 điểm (+0,11%), lên 34.128,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,47 điểm (+0,28%), lên 4.147,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 110,45 điểm (+0,92%), lên 12.070,59 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, do các nhà sản xuất ô tô và lốp xe phục hồi sau khi đồng yên yếu đi, trong khi sự kết thúc mạnh mẽ của Phố Wall qua đêm cũng giúp nâng cao tâm lý thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,71% lên 27.696,44 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,67% lên 2.001,09 điểm.

Đồng yên lơ lửng gần mức thấp nhất trong sáu tuần so với đồng USD, sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Mỹ đã thúc đẩy đồng bạc xanh tăng giá.

Đồng yên mềm hơn có xu hướng giúp cổ phiếu của các nhà xuất khẩu, vì nó làm tăng giá trị lợi nhuận ở nước ngoài tính theo đồng yên.

Theo đó, các nhóm cổ phiếu hưởng lợi lớn như ô tô tăng 1,8%, với Toyota Motor tăng 2,08% và Honda Motor tăng 1,16%.

Cổ phiếu các nhà sản xuất lốp xe tăng 1,73%, trong đó Bridgestone tăng 1,67%, Sumitomo Rubber Industries và Yokohama Rubber lần lượt tăng 3,81% và 1,85%.

Chứng khoán Trung Quốc xóa sạch đà tăng sớm và đóng cửa giảm, chấp dữ liệu kinh tế đáng khích lệ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,96% xuống 3.249,03 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,73% xuống 4.093,49 điểm.

Chứng khoán đảo chiều giảm trong phiên giao dịch chiều, trong bối cảnh thị trường thảo luận và đồn đoán về tuyên bố chung Trung Quốc-Iran sau chuyến thăm của tổng thống Iran và các vấn đề khác.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Iran, Ebrahim Raisi, hôm thứ Năm đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran như một phần không thể thiếu trong thỏa thuận quốc tế đang bị đình trệ về chương trình hạt nhân của nước này.

Chứng khoán Hồng Kông phục hồi nhẹ và cắt đứt chuỗi 4 ngày sụt giảm sau phiên giao dịch qua đêm mạnh tại Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,84% lên 20.987,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,02% lên 7.089,95 điểm.

Trước khi phục hồi vào ngày thứ Năm, Chỉ số Hang Seng đã giảm 9% so với mức đỉnh của đợt tăng gần đây vào ngày 27/1. Các nhà phân tích cho biết, cổ phiếu Hồng Kông có thể đã chạm đáy trong ngắn hạn nhưng vẫn có thể biến động trong thời gian tới.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng gần 2%, khi dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Hoa Kỳ làm giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 47,58 điểm, tương đương 1,96% lên 2.475,48 điểm.

Phiên này, các cổ phiếu lớn như gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 2,41%, SK Hynix ngang hàng tăng 1,31% và nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 4,17%.

Kết thúc phiên 16/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 194,58 điểm (+0,71%), lên 27.696,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 31,46 điểm (-0,96%), xuống 3.249,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 175,50 điểm (+0,84%), lên 20.987,67 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 47,58 điểm (+1,96%), lên 2.475,48 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng, trái phiếu bất động sản: Ai cứu, cứu cách nào?

Các doanh nghiệp bất động sản đang nợ ngân hàng và trái chủ hơn 1,2 triệu tỷ đồng, chưa kể nhu cầu vay mới. Một cuộc thanh lọc trong thị trường bất động sản là không thể tránh khỏi, ngay cả với các tập đoàn “sân sau” của ngân hàng..>> Chi tiết

- Cổ phiếu mía đường ngọt vị đầu năm

Giá đường thế giới quay về đỉnh cũ sau 6 năm giúp cổ phiếu mía đường gần đây thu hút nhà đầu tư và tạo “sóng”..>> Chi tiết

- Thị trường trái phiếu không thể tự điều tiết

Ngay từ đầu năm, một số doanh nghiệp đã công bố không có khả năng trả lãi và gốc trái phiếu. Việc gỡ ách tắc pháp lý để các doanh nghiệp có thể xoay xở dòng tiền trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay..>> Chi tiết

- Các chuyên gia chỉ ra chìa khóa giúp thị trường bất động sản phục hồi

Theo các chuyên gia, lợi nhuận gộp của ngành bất động sản là khá cao, do đó việc tăng chi phí đầu vào vẫn có thể ở mức các doanh nghiệp chấp nhận được trong một khoảng thời gian nhất định..>> Chi tiết

- Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương châu Á tăng trở lại

Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu dự trữ ngoại hối, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các nền kinh tế Đông Nam Á đã thu hồi được khoảng 132 tỷ USD kể từ tháng 11 - hơn một nửa số tiền đã sụt giảm vào năm ngoái - bằng cách mua vào đồng đô la khi đồng tiền này trở nên yếu đi..>> Chi tiết

Tin bài liên quan