Các công ty bảo hiểm nhân thọ hướng đến cung cấp một hệ sinh thái toàn diện thông qua áp dụng kỹ thuật số, các ứng dụng chăm sóc khách hàng...

Các công ty bảo hiểm nhân thọ hướng đến cung cấp một hệ sinh thái toàn diện thông qua áp dụng kỹ thuật số, các ứng dụng chăm sóc khách hàng...

Thiếu hụt nhiều khoản bảo vệ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nguồn lực tài chính hiện hữu của nhiều người không đủ để đáp ứng nhu cầu bảo vệ trong trường hợp sự kiện không may xảy ra. Ngược lại, nhu cầu bảo vệ bằng bảo hiểm chưa được đáp ứng như mong muốn.

Gánh nặng chi phí y tế

Số liệu từ Tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re của Thụy Sĩ cho thấy, khoản “thiếu hụt bảo vệ” trong năm 2019 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 83.000 tỷ USD và ước tính tăng 4% mỗi năm. Tại khu vực này, 69,1% nhu cầu bảo vệ chưa được đáp ứng, tương đương với 7,5 lần thu nhập hộ gia đình hàng năm chưa được bảo vệ.

Tại Việt Nam, tính đến năm 2021, có 11% dân số mua bảo hiểm nhân thọ, mức độ thâm nhập tính theo GDP chiếm khoảng 2,47%. Đáng lưu ý, chi phí y tế từ tiền túi hộ gia đình chiếm khoảng 43% tổng chi phí y tế, gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

“Khoản thiếu hụt bảo vệ lớn cho thấy các kế hoạch bảo vệ sức khoẻ và tài chính vẫn chưa được người dân đề cao. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ nhận thức về giá trị của việc được bảo vệ đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, nhất là từ sau đại dịch Covid-19. Đây chính là cơ hội của các công ty bảo hiểm để nỗ lực hơn nữa trong việc cung cấp các chương trình giáo dục kiến thức về tài chính đến với người dân, từ đó họ có thể đưa ra các quyết định tài chính đúng và đủ”, ông Sang Lee, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam nói.

Làm gì để lấp đầy?

Theo ông Sang Lee, có 3 yếu tố quan trọng để lấp đầy khoản thiếu hụt bảo vệ, đó là nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm, thay đổi để bảo hiểm trở nên dễ tiếp cận hơn với người dân, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Nhằm thu hút nhiều khách hàng mới hơn nữa, các công ty bảo hiểm nhân thọ hướng đến cung cấp một hệ sinh thái toàn diện thông qua ứng dụng kỹ thuật số, các ứng dụng chăm sóc khách hàng... Nhìn chung, không hẹn mà gặp, hầu hết công ty bảo hiểm đều đang nỗ lực để thay đổi, làm mới, cũng như rút ngắn khoảng cách giữa nhà bảo hiểm và khách hàng.

Có ý kiến cho rằng, sự thiếu hụt bảo vệ chủ yếu nằm ở gánh nặng chi phí nằm viện, đặc biệt với các loại bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, với sự biến động sau Covid-19, nhiều nhà bảo hiểm đang xem xét lại định nghĩa bệnh hiểm nghèo và quy trình thẩm định chi trả.

Thực tế, vai trò của nhà bảo hiểm trong các quyết định thẩm định và duyệt chi trả bồi thường là một trong những yếu tố quyết định việc người dân có muốn lấp đầy khoản thiếu hụt bảo vệ của mình bằng bảo hiểm hay không. Một bài toán khác cho các công ty bảo hiểm là phải đánh giá đúng, đủ các nhu cầu và nguồn tài chính khác nhau của các cá nhân theo độ tuổi thì mới có những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng.

Theo khảo sát của Công ty tái bảo hiểm Peak (Peak Re) có trụ sở ở Hồng Kông (Trung Quốc), tầng lớp trung lưu châu Á mới nổi vẫn cho thấy những dấu hiệu lạc quan, bất chấp khó khăn kinh tế. Bảy thị trường châu Á mới nổi được thực hiện trong cuộc khảo sát này là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ. Với nền tảng kinh tế ngày càng vững chắc, những khách hàng này sẽ yêu cầu các giải pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ nhiều hơn, tạo cơ hội đáng kể cho lĩnh vực tái bảo hiểm.

Cuộc khảo sát được Peak Re phối hợp với Intuit Research thực hiện trong quý II/2022 nhằm xác định đặc điểm, hành vi và sở thích của tầng lớp trung lưu châu Á mới nổi để khai thác hiệu quả phân khúc thị trường bảo hiểm quan trọng này. Những đối tượng này có nhu cầu được bảo hiểm nhiều hơn khi họ bắt đầu tích lũy tài sản và lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu, học hành của con cái...

Tin bài liên quan