Tiền kỹ thuật số có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tương lai

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một hội đồng gồm các thống đốc ngân hàng trung ương, các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có vai trò quan trọng trong tương lai, vừa là giải pháp thay thế tiền mặt cho công chúng vừa là một cách để tăng tốc độ thanh toán xuyên biên giới.
Tiền kỹ thuật số có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tương lai

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể đóng vai trò là mỏ neo quan trọng cho chính sách tiền tệ khi việc sử dụng tiền giấy giảm, đồng thời lưu ý việc sử dụng tiền kỹ thuật số các khoản thanh toán đã tăng gấp 3 lần trong những năm gần đây và tăng tốc trong đại dịch Covid-19.

"Mọi thứ đang trở nên kỹ thuật số. Mọi người rõ ràng đang thể hiện sự ưa thích đối với nó và không có lý do gì mà chúng tôi với tư cách là một ngân hàng trung ương, không khám phá lý do tại sao tiền kỹ thuật số có thể được sử dụng tốt", bà Lagarde cho biết.

Bà Lagarde cho biết, một đồng euro kỹ thuật số cũng có thể đóng vai trò là biện pháp bảo vệ quyền tự chủ thanh toán của châu Âu.

“Khi nhìn vào ví hay điện thoại của mình và bạn thấy các ứng dụng mà bạn sử dụng để thanh toán hoặc thẻ bạn sử dụng để thanh toán, bạn sẽ sớm nhận ra rằng những phương tiện thanh toán đó không nhất thiết phải là của châu Âu. Chúng ta chỉ cần cẩn thận. Như chúng ta đã trải nghiệm gần đây với các công cụ khác được sử dụng quan trọng, chẳng hạn như năng lượng, việc dựa vào một nguồn năng lượng duy nhất là rất không lành mạnh. Việc dựa vào một nguồn thanh toán duy nhất là rất không lành mạnh”, bà cho biết.

Một số ngân hàng trung ương, bao gồm ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đang tiến hành phân tích về khả năng phát hành tiền kỹ thuật số cho công chúng. ECB dự kiến sẽ kết thúc giai đoạn nghiên cứu kéo dài hai năm về việc tạo ra đồng euro kỹ thuật số vào tháng 10.

Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hay còn gọi là e-CNY. Đồng tiền này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ở một số thành phố trong cả nước, nhưng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bắt đầu ghi nhận chúng là một phần của nguồn cung tiền vào tháng 12.

Theo Francois Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ngay cả khi CBDC được áp dụng cho công chúng, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của hệ thống tiền tệ.

“Trong nhiều thế kỷ, tiền là quan hệ đối tác công-tư. Chúng tôi cần một cơ sở tiền tệ mạnh của ngân hàng trung ương. Đó là trường hợp trong quá khứ và nó cũng sẽ là trường hợp trong tương lai. Đó sẽ là một quan hệ đối tác”, ông cho biết.

Theo Ravi Menon, giám đốc điều hành của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), CBDC có thể giúp hoàn thành những điều mà tiền mặt vật chất không thể làm được ngày nay, chẳng hạn như hợp lý hóa các khoản thanh toán xuyên biên giới thông qua "atomic settlement".

Trong đó, “atomic settlement” đề cập đến việc trao đổi tài sản giữa hai bên trong một giao dịch duy nhất, thường là ngay lập tức và thường không có trung gian.

"Đây là một vấn đề lớn. Trong thời đại internet hiện đại, hệ thống ngân hàng của chúng ta hoạt động đã là lỗi thời vì việc thanh toán không diễn ra ngay lập tức. CBDC có thể giúp giải quyết vấn đề đó. Với CBDC, nó tương đương với việc đồng euro được đổi thành đô la ngay lập tức", ông cho biết.

Tin bài liên quan