Trái phiếu châu Á có diễn biến tốt hơn trước phát biểu diều hâu của Chủ tịch Fed

Trái phiếu châu Á có diễn biến tốt hơn trước phát biểu diều hâu của Chủ tịch Fed

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trái phiếu châu Á có diễn biến tốt hơn so với các trái phiếu ở thị trường mới nổi sau những nhận xét diều hâu đáng ngạc nhiên của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

So với các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi (EMEA) và châu Mỹ Latinh, trái phiếu của các nền kinh tế mới nổi châu Á cho thấy độ nhạy thấp hơn đối với các biến động của lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ do các nguyên tắc cơ bản nhìn chung mạnh mẽ hơn. Vị trí gần nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng giúp giảm tác động trong khu vực từ những diễn biến của Mỹ.

Điều đó có thể bảo vệ trái phiếu châu Á khỏi những biến động của thị trường nếu dữ liệu bảng số liệu việc làm tháng 2 của Mỹ được công bố vào thứ Sáu (10/3) gây bất ngờ: Lợi tức trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 13 điểm cơ bản vào ngày 3/2 sau khi số liệu việc làm tháng 1 cho thấy mức tăng bất ngờ.

Trái phiếu châu Á trung bình cho thấy mối tương quan hàng ngày với trái phiếu trong khoảng thời gian 90 ngày là 0,13, trong khi con số đó ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi là 0,45 và châu Mỹ Latinh là 0,29. Lợi suất trái phiếu Kho bạc dao động mạnh sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra nhận xét diều hâu hơn và nhấn mạnh sự biến động tiếp tục gia tăng trên thị trường trái phiếu của Mỹ. Điều đó có thể làm tăng sức hấp dẫn của trái phiếu châu Á do hệ số beta tương đối thấp, nên mức độ biến động của tài sản so với thị trường chung sẽ thấp hơn.

Tương quan 90 ngày giữa lợi suất trái phiếu châu Á và trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Tương quan 90 ngày giữa lợi suất trái phiếu châu Á và trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Winson Phoon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thu nhập cố định tại Maybank Securities Pte cho biết: “Trái phiếu bằng đồng nội tệ khu vực châu Á có thể tiếp tục được giao dịch trên cơ sở beta thấp hơn so với lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ do khả năng đạt được mức lãi suất cao nhất sẽ rõ ràng hơn”. Ngoài ra, khu vực này cũng được hưởng lợi từ việc giảm lạm phát cơ bản và ổn định tiền tệ.

Lãi suất chính sách ở một số nền kinh tế lớn của châu Á đang đạt hoặc sắp chạm đến mức lãi suất cuối cùng. Ngân hàng trung ương Indonesia đã phát tín hiệu rằng không cần tăng lãi suất nữa, trong khi theo ý kiến trung bình của các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát, lãi suất cơ bản ở Ấn Độ, Malaysia và Hàn Quốc dường như gần đạt mức cao nhất. Lạm phát cơ bản ở Thái Lan và Indonesia đã giảm hai tháng liên tiếp, trong khi lạm phát cơ bản của Hàn Quốc đã giảm tốc vào tháng 2, lần đầu tiên sau 6 tháng.

Khả năng phục hồi của châu Á

So với các đối tác nền kinh tế thị trường mới nổi trên toàn cầu, tâm lý thị trường ở châu Á bị ảnh hưởng tương đối nhiều hơn bởi triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Điều đó ảnh hưởng đến các loại tiền tệ như đồng won, đồng đô la Đài Loan (Trung Quốc) và đồng ringgit, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trái phiếu không được bảo hiểm dựa trên tỷ giá nội tệ.

Ngoài ra, trái phiếu châu Á được xem là có rủi ro tín dụng tốt hơn so với trái phiếu của các thị trường mới nổi trên toàn cầu, dẫn đến việc bán tháo ít hơn sau các dấu hiệu thắt chặt điều kiện tài chính của Mỹ. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) trung bình 5 năm đối với trái phiếu châu Á ở mức 70 điểm cơ bản, thấp hơn mức 147 điểm cơ bản đối với trái phiếu khu vực EMEA và 151 điểm cơ bản đối với trái phiếu Mỹ Latinh.

Trái phiếu Mỹ Latinh cũng dễ bị ảnh hưởng hơn trước những thay đổi về lợi suất của Mỹ do các có liên kết thương mại mạnh mẽ hơn và xu hướng của các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất theo sát với Fed.

Tin bài liên quan